Friday, November 22, 2024

Nhà thờ hay nơi ươm mầm tư tưởng chống đối?

Trong các ngày 20 – 23/8/2020, tại một số giáo xứ như Minh Cầm, “chuẩn” giáo xứ Đồng Tiến (Tuyên Hoá); Phù Kinh, Kinh Nhuận (Quảng Trạch); Liên Hoà, Vĩnh Phước, Cồn Sẻ, Cồn Nâm (TX. Ba Đồn), Hà Lời, Khe Ngang (Bố Trạch); Tam Toà (Đồng Hới),… đã đồng loạt tổ chức hiệp thông cầu nguyện “Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin 22/8/2020” do linh mục Trần Đình Lai, Ban Công lý và hoà bình, Giáo phận Hà Tĩnh khởi xướng.

Bóp méo mục tiêu Nghị quyết của Liên hợp quốc

Trước thực trạng, làn sóng bài ngoại, phân biệt chủng tộc, bạo lực giới, bài xích một số tôn giáo có xu hướng gia tăng, khiến cho có hàng triệu người đang trở thành nạn nhân của sự kỳ thị, đàn áp tôn giáo và tình trạng này trở thành vấn nạn đáng lo ngại ở nhiều nước trên thế giới. Ngày 28/5/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết chọn ngày 22/8 hàng năm là Ngày tưởng niệm các nạn nhân bạo lực tín ngưỡng quốc tế hay có tên gọi khác là Ngày quốc tế dành cho các nạn nhân bị đàn áp vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng. Mục tiêu mà nghị quyết này đưa ra là phản đối tình trạng bạo lực và bài xích vì sự khác biệt trong tín ngưỡng và niềm tin. Nghị quyết khuyến nghị nhân loại, chính giới và chính phủ các nước trên thế giới cùng đoàn kết, tôn trọng, bảo vệ những quyền cơ bản của con người, tôn trọng sự khác biệt về tôn giáo và tín ngưỡng. Năm 2019, trở thành năm đầu tiên Liên hợp quốc và các nước thành viên tổ chức các sự kiện đặc biệt đánh dấu Ngày Quốc tế dành cho những nạn nhân bị đàn áp vì lý do tôn giáo và tín ngưỡng trên toàn cầu.

Nhà thờ hay nơi ươm mầm tư tưởng chống đối?

Thư mời gọi hiệp thông cầu nguyện của Giáo phận Hà Tĩnh

Ý tưởng và mục tiêu cao cả của ngày này hướng đến như vậy, nhưng trong cái gọi là “Thư mời gọi hiệp thông cầu nguyện” năm 2020 của Ban Công lý và hoà bình, Giáo phận Hà Tĩnh lại đánh giá rằng “Tại Việt Nam hiện nay, tuy các hình thức đàn áp bằng bạo lực ít xảy ra một cách lộ liễu, nhưng nhiều hình thức khác tinh vi hơn được áp dụng một cách không khoan nhượng như chiếm đất đai, công trình xây dựng của các cơ sở tôn giáo; chèn ép, gây khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ tôn giáo; cấm đoán các tín đồ loan truyền niềm tin của mình; vu khống, quy chụp những điều xấu xa cho các lãnh đạo tôn giáo và các tín hữu; phân biệt, đối xử với các người theo tôn giáo và đang có nhiều nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin”.

Có thể thấy rõ, đây là những đánh giá, phản ánh một cách tiêu cực và phiến diện mà chưa phản ánh một cách toàn diện tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Nếu có cái nhìn công tâm, khách quan và thiện chí thì không riêng gì Giáo phận Hà Tĩnh mà các tôn giáo khác đều phải đánh giá, thừa nhận quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân hiện nay đã có nhiều thay đổi tích cực. Điều đó đã được hiến định rõ trong Hiến pháp và luôn được quan tâm hoàn thiện trong hệ thống luật pháp để các chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng luôn được bảo đảm, tôn trọng và phát huy. Những thành tựu và tiến bộ về tự do tôn giáo trong thời gian qua là minh chứng rõ ràng nhất, trả lời cho câu hỏi có hay không có tự do tôn giáo tại Việt Nam?.

Bất chấp thực tế như vậy, một số chức sắc tôn giáo nói chung, giáo sĩ giáo phận Hà Tĩnh nói riêng có những đánh giá sai lệch về thực trạng tôn giáo tại Việt Nam như đề cập ở trên. Đặc biệt, trong những ngày gần đây, trên internet, mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn livestream, bài viết và cả cái gọi là “Thông cáo báo chí” từ một số trang facebook của một số đan sĩ Đan viện Thiên An có nội dung xuyên tạc, vu khống chính quyền và các cơ quan chức năng Thừa Thiên – Huế. Khi những người này cho rằng chính quyền, lực lượng Công an đã lên kế hoạch giả danh người dân để đe doạ, khủng bố các đan sĩ của Đan viện Thiên An. Lợi dụng ngày Ngày tưởng niệm các nạn nhân bạo lực tín ngưỡng quốc tế năm nay, các chức sắc Công giáo tìm cách bóp méo bản chất vụ việc, hiệp thông cầu nguyện nhằm lên tiếng bênh vực, “bảo kê” cho những hành động sai trái của một số đan sĩ Đan viện Thiên An. Rõ ràng, đây hoàn toàn là những nhận xét, đánh giá có dụng ý xấu, mang động cơ chính trị là chính, chứ không phải mục đích và ước nguyện tôn giáo đơn thuần. Và thực chất những nhận xét đó là có ý đồ, núp bóng dưới chiêu bài tôn giáo để xuyên tạc, chống phá Nhà nước Việt Nam.

Đầu độc, ươm mầm tư tưởng chống dối đối với thế hệ trẻ

Lướt qua các trang fanpage của các giáo xứ và trang facebook cá nhân của một số linh mục như Lê Thanh Hồng – quản xứ Minh Cầm, Nguyễn Lượng – quản nhiệm “chuẩn” giáo xứ Đồng Tiến (Tuyên Hoá); Tô Quang Hùng – quản xứ Phù Kinh, Nguyễn Minh Sáng – quản xứ Kinh Nhuận (Quảng Trạch); Nguyễn Văn Toàn – quản xứ Vĩnh Phước, Trương Văn Vút – quản xứ Cồn Sẻ, Trương Văn Thực – quản xứ Cồn Nâm (TX. Ba Đồn), Dương Sĩ Nho – quản xứ Hà Lời, Nguyễn Xuân Vinh – quản xứ Khe Ngang (Bố Trạch); Trần Văn Thành – quản xứ Tam Toà (Đồng Hới),… có thể thấy rõ trẻ em đã bị sử dụng thành công cụ vào mục đích chống đối chính quyền. Điều mà ai cũng có thể nhìn thấy trên tay các em ngoài những ngọn nến lung linh trong đêm, đó còn là những tờ giấy A4 với những nội dung đầy bi quan và xuyên tạc trắng trợn về tình hình tôn giáo tại Việt Nam nói chung và Đan viện Thiên An nói riêng. Thật chua xót thêm một lần nữa những tâm hồn ngây thơ, trong trắng của các em lại bị các linh mục lợi dụng làm vẩn đục. Chính những người gieo đức tin đầu độc tinh thần, nhồi nặn vào tư duy, cảm nhận của các em về một cuộc sống đầy rẫy những cảnh bất công, oan trái. Đây chính là căn nguyên để ươm mầm cho những đức tin xấu xí, những cái nhìn bi quan, tiêu cực về cuộc sống, quê hương mà các em được sinh ra và lớn lên. Từ đó hình thành trong tư duy, nhận thức, lối sống của các em về một cuộc sống thực tại chỉ là một mảng màu đen tối, chưa hứa hẹn tương lai.

Nhà thờ hay nơi ươm mầm tư tưởng chống đối?

Lễ hiệp thông cầu nguyện ở giáo xứ Diên Trường

Niềm tin tôn giáo được khơi nguồn từ niềm tin của cuộc sống. Chính các linh mục là người đánh mất niềm tin vào cuộc sống đối với các tín đồ trẻ tuổi. Trong tương lai, nếu có sự lệch chuẩn về nhận thức của thế hệ trẻ Công giáo trách nhiệm chính thuộc về các linh mục quản xứ. Bởi hôm nay các em đang bị các vị chủ chăn khả kính của mình tìm cách đầu độc, hướng lái vì động cơ chính trị.

Khánh Sơn

                                                                               

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG