Saturday, November 23, 2024

Trả nợ 250.000 tỉ năm 2017, Bộ trưởng Tài chính nói gì?

Trong những năm gần đây, khoản nợ gốc và lãi vay phải trả tăng rất nhanh. Năm 2010 chỉ khoảng 100.000 tỉ đồng thì đến 2017 lên tới 250.000 tỉ đồng.

sáng nay, 16-11, Quốc hội bắt đầu bước vào ba ngày chất vấn. Thành viên Chính phủ đầu tiên được Quốc hội chất vấn là Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Trả nợ 250.000 tỉ năm 2017, Bộ trưởng Tài chính nói gì?
ĐB Trần Hoàng Ngân chất vấn về nợ công

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng như nhiều ĐB khác chất vấn Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng về kiểm soát bội chi ngân sách và nợ công.

ĐB Ngân dẫn số liệu: Năm 2017, ngành tài chính đã góp phần kiểm soát chi chặt chẽ hơn, kéo giảm được bội chi ngân sách cũng như nợ công từ 63,6% xuống 62,6%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khoản nợ gốc và lãi vay phải trả tăng rất nhanh. Năm 2010 chỉ khoảng 100.000 tỉ thì đến 2017 lên tới 250.000 tỉ đồng.

“Với tư cách là người chịu trách nhiệm chính về quản lý nợ công quốc gia, Bộ trưởng sẽ có giải pháp cụ thể nào để bảo đảm an toàn nợ công nhưng vẫn bảo đảm được nguồn vốn để đầu tư cho phát triển?”, ĐB Ngân hỏi.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời rằng: Trong bối cảnh nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn, cần có lộ trình giảm dần bội chi để giảm dần nợ công. Triển khai nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Bộ Tài chính đã tổng kết, đánh giá, trình cấp có thẩm quyền để trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 07 về tái cơ cấu ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công bền vững.

Quốc hội cũng đã ra Nghị quyết 25 về kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm (2016-2020) trong đó có giới hạn các chỉ tiêu về an toàn nợ công như trần nợ công không quá 65%, nợ Chính phủ không quá 54% và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50%.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, nhiều giải pháp về quản lý nợ công đã được triển khai quyết liệt như: tiếp tục hoàn thiện thể chế, sẽ thông qua luật quản lý nợ công sửa đổi; trình Thủ tướng ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý nợ công; tăng cường sự phối hợp của các ngành trong quản lý vốn ODA…

Trả nợ 250.000 tỉ năm 2017, Bộ trưởng Tài chính nói gì?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói kiểm soát nợ công phải kiên quyết bám chặt vào nghị quyết để kiểm soát nợ công

“Đầu tư nguồn vốn vay công chỉ tập trung cho các dự án quan trọng, có tác động lan tỏa, từng bước phải kiểm soát tốc độ tăng nợ công. Xác định rõ mức bội chi ngân sách và lộ trình cắt giảm bội chi. Năm nay bội chi 3,5%; năm 2018 là 3,7%; 2019 xuống 3,6% và 2020 xuống 3,4%”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói và khẳng định kiểm soát bội chi là cực kỳ quan trọng để kiểm soát tốc độ gia tăng nợ công cũng như trần nợ công.

Đặc biệt, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Chính phủ sẽ tiếp tục siết chặt bảo lãnh. Từ năm ngoái đến năm nay gần như cơ bản Chính phủ không bảo lãnh thêm một dự án nào nữa. Đặt biệt là bảo lãnh các dự án của doan nghiệp và chỉ bảo lãnh cho phát hành ngang bằng với số để trả nợ, không phát hành số dư tăng thêm.

Nhắc lại một số nghị quyết của Đảng và Quốc hội, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói: “Trong điều hành phải cương quyết bám chặt nghị quyết, đặc biệt là các chỉ tiêu về bội chi liên quan đến nợ công. Việc giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi, hiện nay cũng cương quyết trong giới hạn Quốc hội đã thông qua”.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG