Tuesday, November 26, 2024

Công an điều tra dự án Junin-2, giới “dân chửi” mở mùa tin đồn mới với luận điệu cũ

Công an điều tra dự án Junin-2, giới

Phạm Chí Dũng, kẻ luôn tung tin bịa đặt, xuyên tạc mọi diễn biến trong nước để chống phá

Từ ngày 14/03/2019, báo chí chính thống bắt đầu đưa tin rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang bị điều tra về những sai phạm trong dự án khai thác dầu khí ở Venezuela. Nhân đó, trong tuần qua, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã mượn vụ việc này để công kích tính liêm chính của Nhà nước, hoặc để tung “thuyết âm mưu” về tình hình nội chính.

Theo thông tin do báo chí chính thống cung cấp, thì PVN bị điều tra về các dấu hiệu sai phạm khi đầu tư vào dự án khai thác mỏ Junin 2, kéo dài từ năm 2010 đến năm 2013.

Cụ thể, năm 2006, khi cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thăm Việt Nam, hai nước đã ký kết Hiệp định Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

Năm 2007, Chính phủ Việt Nam đồng ý về nguyên tắc để PVN đàm phán với Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Venezuela (PDVSA), nhằm thành lập các công ty liên doanh khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 tại Venezuela.

Từ năm 2010, Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP), công ty con của PVN, làm chủ đầu tư dự án khai thác lô Junin 2.

Vào thời điểm đó, có dư luận cho rằng dự án Junin 2 tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Cụ thể, từ năm 2006, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế từ chối xếp hạng PDVSA vì không công bố báo cáo tài chính. Thêm nữa, vào thời điểm đó, 18.000 nhân viên PDVSA, hầu hết là chuyên viên và nhà quản lý chuyên nghiệp, vừa bị sa thải để thay bằng 100.000 người ủng hộ chính phủ Venezuela. Ngoài ra, “chỉ riêng 1 trong tổng số 13 dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN đã ăn hết 20% tổng ngoại tệ quốc gia”, trong khi giai đoạn 2009-2011 là thời điểm mà dự trữ ngoại hối của Việt Nam xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử.

Vì những lý do đó, trong năm 2010, đã có 3 cơ quan Nhà nước đề nghị Chính phủ xem xét kỹ dự án Junin 2. Cụ thể, trong một văn bản gửi nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã phân tích các rủi ro tại thị trường Venezuela, đồng thời đề nghị dự án “phải được cân nhắc hết sức thận trọng”, vì “nó được đầu tư bằng vốn nhà nước và vốn vay của doanh nghiệp nhà nước”. Bộ Tài chính yêu cầu PVN giải trình về khoản “phí tham gia hợp đồng”, trị giá 584 triệu USD, mà họ phải trả cho phía Venezuela. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải có tờ trình Ủy ban, để làm rõ phần vốn đóng góp của Nhà nước vào dự án này. Tuy nhiên, khi Chính phủ gửi tờ trình cho UBTV Quốc hội, thì phần vốn góp của nhà nước đã thay đổi, từ 956 triệu USD dự kiến ban đầu xuống còn 547 triệu USD, khiến Việt Nam chỉ còn góp 29,9% tổng vốn. Trong khi đó, để dự án phải báo cáo lên Quốc hội, thì tỉ lệ vốn góp của Việt Nam phải từ 30% trở lên.

Năm 2012, Liên doanh dầu khí Việt Nam – Venezuela khai trương mỏ đầu tiên tại khu vực Junin 2. Nhưng sang năm 2013, kinh tế Venezuela lâm vào khủng hoảng, và PVN xác nhận rằng dự án Junin 2 đang gặp khó khăn, thách thức lớn và chậm tiến độ. Cuối năm 2013, Thủ tướng chỉ đạo tạm dừng triển khai dự án Junin 2, dù dự án chưa thu lại được thùng dầu nào.

Đầu năm 2019, phe đối lập Venezuela tiến hành đảo chính, khiến tình thế nội bộ và ngoại giao của nước này rơi vào rối loạn. Vào tháng 03/2019, Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Tham nhũng, Kinh tế, Buôn lậu (Bộ Công an) có văn bản gửi PVN, cho biết đang xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án Junin 2. Ngày 12/03, Hội đồng Quản trị PVN họp xem xét đơn xin nghỉ của Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn, trong khi ông Sơn chính là người giữ chức Tổng Giám đốc PVEP vào năm 2010. Từ ngày 14/03, các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Giáo dục Việt Nam… bắt đầu công kích PVN về việc “đánh bạc”, “nướng hàng tỷ đồng ở Venezuela”, “chi hàng trăm triệu cho đối tác chỉ để được tham gia canh bạc”; đồng thời đòi truy cứu trách nhiệm các Bộ, ngành liên quan; và ám chỉ rằng nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bao che cho các sai phạm để hưởng lợi. Chẳng hạn, báo Giáo dục Việt Nam viết rằng “Chỉ “sâu chúa” mới dám và vượt mặt Quốc hội, ném chục ngàn tỉ ra ngoài như thế”. Ngoài ra, báo Tuổi Trẻ tận dụng vụ việc này để cổ vũ việc thay đổi “mũi nhọn” của nền kinh tế, từ các doanh nghiệp Nhà nước sang các doanh nghiệp tư nhân.

Cùng thời điểm đó, giới phóng viên bất mãn – như Hoàng Hải Vân, Đặng Tâm Chánh, Nguyễn Đức… – cũng dùng Facebook để định hướng dư luận theo lối tương tự. Ngoài ra, họ mô tả cuộc điều tra vừa nêu như một bước đi trong chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong tuần qua, một bộ phận dư luận phi chính thống đã khai thác các thông tin đầu vào vừa nêu để bình luận về vụ việc. Số này bao gồm các nhà bình luận và báo chí nước ngoài; cùng các trang tin chống đối thích đăng “thuyết âm mưu” về chuyện nội chính – như Việt Nam Thời báo và VOA. Có thể phân các bình luận của họ thành 3 nhóm.

Nhóm thứ nhất là các bài kể tội nguyên Thủ tướng Nguyễn Dũng theo lối thừa cơ trả thù. Chẳng hạn, Hoàng Hải Vân công kích rằng trong nhiệm kỳ của mình, ông Dũng đã “đánh phủ đầu báo chí chống tham nhũng”, “bịt miệng các vị khai quốc công thần” để bao che cho nhóm lợi ích. Giới chống đối công kích việc ông Dũng xuất thân từ ngành Công an, và mạnh tay “đàn áp đối lập”.

Nhóm thứ hai là các bài mượn tình tiết, con số thất thoát trong vụ việc để công kích tính liêm chính và năng lực quản trị của Nhà nước.

Nhóm thứ ba là các bài mô tả vụ việc, cùng tổng thể của chiến dịch chống tham nhũng, như một cuộc “đấu đá phe phái” trong nội bộ Đảng, “chủ yếu nhằm vào” “phe Nguyễn Tấn Dũng”. Số này bao gồm các bài của cánh Phạm Chí Dũng, và một số bình luận trên báo chí nước ngoài – bao gồm bình luận của tiến sĩ Alexander L. Vuving (hiện làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, Mỹ).

Bên cạnh các hướng bình luận vừa nêu, một số nhà bình luận nước ngoài cũng cung cấp các góc nhìn bổ sung về vụ việc. Chẳng hạn, ông David Brown, từng làm trong ngành ngoại giao Mỹ, viết trên BBC:

“Khai thác dầu khí vốn là ngành rủi ro cao. Một số thành công lớn, nhiều cái khác thất bại. Bộ Công an hiện được cho là đang điều tra về việc PVEP thoả thuận ‘trả cho đối tác Venezuela chỉ đơn giản để đổi lấy quyền khai thác dầu bất kể khả năng lợi nhuận ra sao.’ Tuy nhiên, những khoản chi trả như thế là bình thường trong ngành khai thác dầu khí.”

Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, với tư cách độc giả, chúng tôi rất thông cảm với lòng nhiệt tình đưa tin chống tiêu cực của ông Hoàng Hải Vân. Tuy nhiên, chúng tôi mong ông kiềm chế các phát ngôn của mình, sao cho phù hợp với đạo đức nghề báo và với quy định của pháp luật. Cụ thể, khi các cơ quan thanh tra, điều tra chưa công bố đầy đủ bằng chứng để khẳng định rằng các cấp quản lý của PVEP và các cựu quan chức liên quan đã cố tình sai phạm để trục lợi, thì với tư cách một nhà báo, ông không có quyền quy kết cho họ những tội này. Nếu làm vậy, ông sẽ tạo cơ hội cho nhiều thế lực chuyên tung tin đồn nhảm để lái hướng dư luận chính trị, gây thêm rối ren; trong khi bản thân ông có thể phải chịu trách nhiệm về hành vi vu khống, đưa tin sai sự thật.

Thứ hai, trước khi tuyên truyền rằng chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đơn thuần là “đấu đá nội bộ”, Phạm Chí Dũng nên tự nhìn lại mình. Một mặt, những lập luận quan trọng nhất của Dũng đã bị chứng minh là sai, khi ông Trương Minh Tuấn bị khởi tố hồi tháng 2 vừa qua, thay vì được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “bao che vì cùng phe” như Dũng tuyên truyền hồi năm ngoái. Mặt khác, không ít thành viên Hội Nhà báo Độc lập đã và đang tố Dũng về tội thiếu minh bạch tài chính và tham quyền, thậm chí “độc tài”, “phe cánh”. Thật nực cười, khi một chuyên gia tham nhũng trong làng “dân chửi” lại đi công kích một chiến dịch chống tham nhũng.

Loa Phường

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG