Saturday, November 23, 2024

Nhìn từ các vụ xả súng: Dân chủ ở đâu? Nhân quyền ở đâu?

Sau nhiều vụ xả súng hàng loạt cướp đi sinh mạng của hàng trăm người, những “thiên đường dân chủ” đang trở nên mất dân chủ hơn bao giờ hết. Giới chức các nước này đang hết sức đau đầu với việc quản lý súng đạn.

Nhìn từ các vụ xả súng: Dân chủ ở đâu? Nhân quyền ở đâu?

Hiện trường vụ xả súng tại nhà thờ Hồi giáo New Zealand

Chỉ trong vòng một tuần trở lại đây, đã xảy ra hai vụ xả súng nghiêm trọng tại hai nước tư bản là Hà Lan và New Zealand. Ngày 15/3/2019, tại New Zealand, nghi phạm Brenton Tarrant dùng nhiều loại vũ khí để tấn công hai nhà thờ Hồi giáo, khiến 50 người thiệt mạng và 50 người bị thương. Ngày 18/3, một tay súng đã nổ súng điên cuồng trên một xe điện tại thành phố Utrecht, Hà Lan, làm ít nhất một người chết và nhiều người bị thương. Cả hai vụ xả súng gây chấn động dư luận bởi độ man rợ, thiếu kiểm soát của các nghi phạm kèm theo đó là sự yếu kém của chính quyền các nước tư bản.

Nói đến các vụ xả súng, không thể không nhắc đến Mỹ. Bởi đây là quốc gia xảy ra nhiều nhất với tình trạng súng đạn tràn lan trong xã hội, bất cứ người nào cũng có thể sở hữu hợp pháp một khẩu súng. Ngay cả những kẻ được giám định là tâm thần là thủ phạm trong các vụ xả súng cũng có trong tay giấy phép sử dụng súng. Đáng ra, sau hàng loạt các vụ xả súng như thế, các quốc gia được cho là dân chủ, nơi quyền con người được đặt lên hàng đầu phải ban bố ngay lệnh cấm súng đạn. Thế nhưng, điều kỳ lạ là các quốc gia này không hề có động thái cấm sử dụng, thậm chí các nhà làm luật còn cố tìm cách bao biện cho từng vụ việc xảy ra, mục đích chính là để không có một lệnh cấm súng đạn. Ngay cả ở Mỹ, hàng chục năm nay giới chức luôn ra rả sẽ quản lý chặt súng đạn, nhưng hầu như chỉ nói mà chẳng làm.

Tìm hiểu thêm sẽ thấy rõ nguyên nhân của vấn đề vì sao tại các nước được mệnh danh là “thiên đường dân chủ” nhưng tính mạng người dân vẫn luôn bị đe dọa bất cứ lúc nào, trong khi nhà cầm quyền không thèm quan tâm. Đó chính là từ việc kinh doanh vũ khí nói chung và súng đạn nói riêng đem lai một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Tại các nước tư bản, các công ty vũ khí hầu hết là sân sau của các nhà lập pháp, họ chính là những cổ đông chiến lược trong các công ty này. Chính vì vậy, việc cấm súng đạn chẳng khác nào “hất bát cơm” của họ.

Từ đó có thể thấy, dân chủ và nhân quyền tại các quốc gia tư bản đều nằm trong tay các nhà lập pháp, các nhà tư bản. Dân chủ, nhân quyền chỉ được bảo đảm khi lợi ích đem lại các đảng phái được đầy đủ nhất. Dân chủ kiểu gì, nhân quyền kiểu gì khi người dân luôn sống trong lo sợ, bất kỳ kẻ nào cũng có thể vác súng ra đường và nhằm vào người khác nhả đạn. Thậm chí họ có thể mất đi quyền thiêng liêng nhất của con người là quyền được sống.

Trung Sơn

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG