Saturday, November 23, 2024

Vì sao Mỹ rút khỏi UNESCO?

Việc Mỹ rút khỏi UNESCO được coi là một cú sốc lớn đối với tổ chức này. Tổng giám đốc UNESCO – bà Irina Bokova không giấu nổi sự thất vọng trước quyết định “dứt áo ra đi” của Washington.

Vì sao Mỹ rút khỏi UNESCO?

UNESCO sốc vì quyết định của Mỹ

Mỹ hôm qua, 12/10 tuyên bố sẽ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO).

Hiện Mỹ đóng góp khoảng 80 triệu USD/năm, tương đương 20% ngân sách hàng năm của UNESCO. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì nguồn tài trợ này và sẽ vẫn là thành viên chính thức của UNESCO đến hết ngày 31/12/2018.

Từ năm 2019, Mỹ dù không còn là thành viên nhưng vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò là quan sát viên để đóng góp quan điểm và chuyên môn cho UNESCO.

Theo Reuters, việc Mỹ rút khỏi UNESCO được coi là một cú sốc lớn đối với tổ chức này. Tổng giám đốc UNESCO – bà Irina Bokova bày tỏ sự thất vọng trước quyết định “dứt áo ra đi” của Washington.

“Vào thời điểm các cuộc xung đột tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới, Mỹ đã làm một điều đáng tiếc là rút khỏi cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục, hòa bình và bảo vệ văn hóa của Liên Hợp Quốc. Đây là một tổn thất lớn đối với gia đình Liên Hợp Quốc và chủ nghĩa đa phương”, bà Bokova nói.

Hé lộ nguyên nhân

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với New York Times, Tổng giám đốc UNESCO Bokova tiết lộ bà đã biết Mỹ sẽ ra quyết định, nhưng không hiểu vì sao chính quyền ông Trump lại chọn thời điểm hiện tại khi UNESCO đang tiến hành bỏ phiếu bầu lãnh đạo mới thay thế bà Bokova.

Tờ The Guardian trích dẫn một nguồn tin cho biết quyết định rút khỏi UNESCO đã được Mỹ đưa ra vài tuần trước, trong phiên họp Đại hồi đồng Liên Hợp Quốc ở New York. Khi ấy, nhiều quan chức cho rằng Washington nên chờ cho đến khi quá trình bầu lãnh đạo mới của UNESCO hoàn tất.

Trong hai ngày bỏ phiếu kín được dự kiến kéo dài đến hết 13/10, ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc đua giành chức Tổng giám đốc UNESCO là Hamad bin Abdulaziz al-Kawari đến từ Qatar. Theo sau là Audrey Azoulay đến từ Pháp và Moushira Khattab đến từ Ai Cập, theo The Guardian.

Sự “vụt sáng” của al-Kawari không được Mỹ và Israel hoan nghênh. Hồi đầu tuần này, Đại sứ Israel tại UNESCO đã mô tả việc bỏ phiếu kín là “một tin xấu đối với bản thân tổ chức này và cũng không may cho Israel”.

Phát biểu về động thái mới nhất của Mỹ, bà Heather Nauert, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định: “Quyết định này không thể bị xem nhẹ. Nó phản ánh mối quan ngại của Mỹ về những công việc chồng chất tại UNESCO, về sự cần thiết phải cải cách căn bản tổ chức này và về việc tổ chức này duy trì thành kiến chống lại Israel”.

Mỹ từng ngưng tài trợ cho UNESCO hồi năm 2011 để phản đối việc tổ chức kết nạp Palestine làm thành viên.

Theo Reuters, động thái mới nhất này của Mỹ cũng được cho là thể hiện mối hoài nghi của Tổng thống Donald Trump về việc Washington có hay không cần thiết phải tiếp tục tham gia các cơ quan đa chiều. Ông Trump vốn được biết đến với chính sách “nước Mỹ trên hết”, luôn đặt lợi ích của Mỹ lên trên các cam kết quốc tế.

Kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức đến nay, Washington đã từ bỏ các cuộc đàm phán của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, mở lại các cuộc đàm phán về những hiệp định thương mại vốn được áp dụng từ hàng thập kỉ qua với Canada, Mexico.

Ngoài ra, theo The Guardian, quyết định rút khỏi UNESCO của Mỹ còn có thể xuất phát từ mong muốn cắt giảm ngân sách của chính quyền Tổng thống Trump.

UNESCO có trụ sở tại Paris (Pháp) và bắt đầu hoạt động từ năm 1946. Tổ chức này hiện có khoảng 2.000 nhân viên.

Mỹ cũng từng rút khỏi UNESCO dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan và quay trở lại tổ chức này dưới thời ông George W Bush.

(Theo Thanh niên)

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG