Khiếu kiện thuê, cái “nghề” đã xưa cũ, không phải bây giờ mới có. Nghề này xuất hiện do đáp ứng nhu cầu của chính người đi kiện khi mà nảy sinh nhiều vụ khiếu nại tố cáo trong đời sống xã hội còn tồn đọng nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến việc người đi khiếu kiện cứ đeo bám kéo dài. Những người hành nghề muốn nói ở đâykhông phải là những người được cấp bằng luật sư, có chứng chỉ hành nghề kiện thuê, mà họ thường là những người khiếu kiện đã có thời gian lăn lộn ở Hà Nội nhiều năm để theo kiện, họ hiểu rõ đường đi, nước bước của quá trình kiện cáo và nắm được địa chỉ của một số cơ quan công quyền, cũng như địa chỉ nhà riêng của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà Nước. Vì có những hiểu biết vậy mà trong quá trình đi khiếu kiện cho bản thân, người ta kiêm luôn cả việc kiện thuê để kiếm tiền. Với kinh nghiệm của họ, thoáng qua đơn từ của người thuê kiện có thể đánh giá sơ bộ được hồ sơ của người này, đơn từ của người kia có kiện được hay không, song dù biết rõ sẽ không ra cơm cháo gì họ vẫn cứ tư vấn, để tìm cách móc tiền của người thuê kiện. Việc kiện tụng càng kéo dài, phức tạp thì họ càng móc được nhiều tiền hơn.
Vì sao lại nói nghề khiếu kiện thuê này đã cũ???Đơn giản, nó cũ vì nó đã thành đường mòn của dân khiếu kiện, nó đã thịnh từnhiều năm trước, đã có rất nhiều người chuyên sống bằng “nghề” kiện thuê, kiện hộ và có cuộc sống rất vương giả, thậm chí có người mua đất, xây nhà, đưa gia đình lên Thủ đô sinh sống. Nhưng đấy là cái thủa đã qua, giờ công nghệ thông tin phát triển, thời đại của 4.0 nên nghề kiện thuê kiểu đó cũng lỗi mốt dần, không còn dụ và lòe được dân đi kiện “thuê” như trước. Mọi thông tin liên quan đến địa chỉ cơ quan, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo, lịch họp hành của các Lãnh đạo Nhà nước đều được đăng tải trên mạng,chỉ cần tra cứu trên máy điện thoại thông minh tèn tèn có sóng 3G là có. Thậm chí người đi kiện vận dụng công nghệ 4.0 vào việc đi kiện thành thục, họ đăng tải các hoạt động và nội dung khiếu kiện lên các trang mạng cá nhân, phát sóng và bắt sóng với nhau để tạo thành các hội nhóm rủ nhau cùng đi khiếu kiện và gây áp lực với chính quyền để được giải quyết.
Điển hình nhất của việc đi kiện thuê kiếm tiền trong số ít còn hành nghề trong thời điểm hiện tại là công dân khiếu kiện tỉnh Bình Dương, bà Trần Thị Huỳnh Mai (Thị xã Dĩ An, Bình Dương). Mùa họp Quốc hội nào, cũng có mặt để điểm danh. Kỳ 6, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, bà Mai cũng có mặt ở Hà Nội từ trước khi kỳ họp khai mạc. Với danh nghĩa được Bà Nguyễn Thị Sáu (Bình Dương) ủy quyền đi khiếu kiện liên quan đến đất đai, bà Mai đến trụ sở tiếp dân Trung ương để khiếu kiện.Qua theo dõi mấy kỳ Quốc hội liền, sáng bà cứ đến trụ sở ngồi thủng thẳng, lân la nói chuyện với hết với số khiếu kiện của các địa phương khác, sau đó ra về, phiếu vẫn cầm nguyên trong tay mà không lên để được tiếp, giải quyết khiếu kiện. Đôi lúc bà Mai còn chưng ảnh chụp với cụ Lê Hiền Đức- người có uy tín với công dân khiếu kiện trong cả nước để “bắt mối”. Dân khiếu kiện mới đến chưa biết còn bắt chuyện, chứ những người đi kiện đã ăn ngủ mãi tại khu vực Ban tiếp dân đều biết tỏng chuyện hành nghề kiếm cơm của chị Mai, nên cá cắn câu vào lưỡi câu của chị thưa thớt lắm, chị chỉ chăn dắt hồ sơ của người những người cùng địa phương mà thôi.
Đúng là nghề này đã đến hồi mạt vận hoặc muốn tồn tại thì sẽ phải thay đổi và phát triển phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.
Loa Phường