Saturday, November 23, 2024

Nguyễn Ngọc Nam Phong: Đĩ lại nói chuyện trinh tiết

Trong cuộc sống thật giả khó phân biệt hiện nay, xuất hiện nhiều thứ nực cười: kẻ đạo đức giả thường đi dạy dỗ người khác về đạo đức, kẻ ác hay nói về tính lương thiện, thậm chí kẻ phản động lại đi lý sự về lòng yêu nước. Và linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong là một kẻ như vậy. Trong buổi Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình diễn ra vào tối 25/2/2018 tại nhà thờ Thái Hà, trước hàng trăm giáo dân, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ngạo nghễ thuyết giảng về lòng yêu nước.
Nguyễn Ngọc Nam Phong: Đĩ lại nói chuyện trinh tiết

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong

Ông ta nói rằng: “Người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt. Chúng ta không thể là giáo dân tốt nếu chúng ta không sống tốt tư cách của một công dân, một công dân mẫu mực, yêu nước thương nòi. Thư chung viết: yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Đối với người công giáo không những là một tình cảm tự nhiên mà nó còn là một đòi hỏi của tin mừng.” Hoàn toàn đúng, người công giáo tốt phải là người công dân tốt. Nhưng thử xem, nếu xét trên phương diện này, liệu linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong có phải là công dân tốt hay không?

Từ trước đến nay, ai quan tâm đến nhà thờ Thái Hà, đến linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đều biết ông ta là một kẻ thường xuyên có hoạt động vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do dân chủ của một công dân để tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, vi phạm quy định tại Điều 88 và Điều 258 BLHS. Không chỉ vậy, ông ta còn thường xuyên ca ngợi, khích lệ hoạt động chống phá của các đối tượng chống đối khác, đã và đang bị cơ quan chức năng xét xử và giam giữ. Điển hình, tháng 9/2016, ông ta từng nói: “Những người như anh Nguyễn Hữu Vinh, chị Cấn Thị Thêu và rất nhiều những tù nhân lương tâm khác – những người đã chấp nhận trả một cái giá quá đắt cho sự thật, chấp nhận chịu tù đầy, không vì sự an nguy của bản thân, của gia đình, đã can đảm lên tiếng trước những bất công của xã hội, nhất là trước sự an nguy của tổ quốc; một cách nào đó, họ đang làm nhiệm vụ của một ngôn sứ thay cho chúng ta”. Hay ngay trước buổi Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình ngày 25/2 vừa qua, Nguyễn Ngọc Nam Phong còn tỏ ra vui mừng giới thiệu sự có mặt của Cấn Thị Thêu và suy tôn ả là “nữ anh hùng của làng Dương Nội” bị “giam giữ bất công”, “đấu tranh vì quyền lợi hợp pháp”…. Vậy, suy tôn những kẻ bị pháp luật xét xử; ngang nhiên vi phạm pháp luật, liệu linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong có tư cách để nói về lòng yêu nước, công dân tốt, giáo dân tốt hay không?

Và như để biện minh cho những hành vi sai trái của mình, vị linh mục này lấp liếng rằng: “Nhưng thưa anh chị em, ở đất nước chúng ta, người ta hay đánh đồng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội cho nên hôm nay chúng ta phải dứt khoát nói với nhau rằng yêu nước không phải là yêu chủ nghĩa xã hội như những người cộng sản người ta thường tuyên truyền vì chế độ chính trị nào rồi cũng sẽ thay đổi theo thời gian chỉ có dân tộc là trường tồn thôi. Do đó, yêu nước là đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, là đồng hành với những con người cụ thể, đã và đang làm nên dân tộc này, nhất là những người cùng khổ.” Đúng, dân tộc thì trường tồn, chế độ thì cũng có sự thay đổi, nhưng không thể vin vào cớ đó để cho rằng yêu nước là phải chống đối chế độ. Vấn đề ở đây là cần phải xác định chế độ đó là chế độ xấu hay tốt, có hướng tới mục tiêu phát triển đất nước và dân tộc mình hay không. Khi một chế độ tốt lãnh đạo đất nước, góp phần giúp đất nước phát triển, cải thiện đời sống của người dân, thì lúc đó, yêu nước chính là yêu chế độ, cống hiến để chế độ phát triển và ngược lại.

Trong lịch sử, chúng ta chứng kiến rất nhiều bài học về lòng yêu nước và thực sự chỉ với lòng yêu nước, dân tộc ta mới có thể trường tồn và phát triển đến ngày hôm nay. Chúng ta nhớ lại thời kỳ nhà Trần với 3 lần chiến thắng quân Mông Nguyên. Trong thời khắc vận nước mong manh như vậy, chỉ có biểu hiện tinh thần yêu nước mà biểu hiện rõ nét nhất ở đây là chung sức, chung lòng với vua tôi nhà Trần – với chế độ nhà nước lúc đó, nhân dân chúng ta mới giành được chiến thắng, bảo vệ sự độc lập chủ quyền của đất nước. Chúng ta nhớ tới thời kỳ đất nước 1954 -1975, khi nhà nước Việt Nam Cộng hòa trở thành tay sai của quân đội Mỹ, sẵn sàng dùng vũ lực để giết hại hàng vạn đồng bào, cán bộ chiến sỹ của ta, thì lúc đó, yêu nước không còn là yêu chế độ nữa mà yêu nước phải là đứng lên lật đổ chế độ bán nước để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ hiện nay, mặc dù trong xã hội còn một số vấn đề như tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, nhưng xét một cách tổng thể, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang lãnh đạo dân tộc Việt Nam đi đúng con đường phát triển, nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao một cách toàn diện. Điều đó khẳng định chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là đúng đắn, là lựa chọn khách quan của lịch sử. Và như vậy, yêu nước chính là yêu chế độ, yêu Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem thêm tại:

http://www.sandinhblog.com/2017/10/luong-tam-cua-thang-cho-nguyen-ngoc-nam.html

http://www.sandinhblog.com/2017/05/nha-tho-thai-ha-noi-thien-chua-bi-phan.html

http://www.sandinhblog.com/2017/05/linh-muc-nguyen-ngoc-nam-phong-khong.html

Bằng sự lắt léo trong câu chữ của mình, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong định bao biện, lấp liếng hành vi vi phạm pháp luật của mình, đánh đồng những kẻ bán nước, phản quốc – như hắn với những con người yêu nước chân chính. Tuy nhiên, dù có diễn giải như thế nào, dư luận vẫn nhìn thấy rõ bộ mặt và ý đồ đen tối của y mà thôi!.

Theo blog Sân đình

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG