Không dừng lại ở hoạt động kích động, gây rối ANTT, Trương Thị Hồng còn lập ra hội “Thần biển” tại địa bàn xã Hải Ninh, Quảng Ninh do thị làm “soái ca”.
“Soái ca” Trương Thị Hồng
Sinh năm 1985, cầm tinh con Trâu, trông Trương Thị Hồng như già đi trước tuổi. Dường như nghiệp chướng, sóng gió đời người vận vào số phận bà mẹ trẻ đơn thân này những chướng nghịch của cuộc sống khiến cho “cuộc đời ở vào tình trạng như một trận cuồng phong gió bão luôn luôn có trong cuộc đời mình và ít khi được sóng lặng gió yên”. Và những hành động của Trương Thị Hồng ở địa bàn xã Hải Ninh, Quảng Ninh trong suốt thời gian qua càng cho thấy nhận định trên không phải không có cơ sở.
Để có hội nhóm dễ bề tiến hành các hoạt động khiếu kiện và chống đối chính quyền xã Hải Ninh và các cơ quan chức năng, Trương Thị Hồng quy nạp dưới trướng một loạt nữ “hảo hán” đã từng chung vai sát cánh trong hành trình khiếu kiện bà Trương Thị Xinh cũng như phản đối dự án của Tập đoàn FLC như: Mai Thị Thùy (SN 1971), Nguyễn Thị Vang (SN 1968), Mai Thị Lúng (SN 1969), Nguyễn Thị Niên (SN 1971), Mai Thị Việt (SN 1979), Trương Thị Minh (SN 1993), em gái của Hồng trú ở thôn Cừa Thôn và Trương Thị Luyền (SN 1967), Mai Thị Tỷ (SN 1968), Nguyễn Thị Tưởng (SN 1971) ở thôn Tân Hải, Trương Thị Duyên (SN1982), chị dâu của Hồng ở thôn Xuân Hải, Hải Ninh… Xem ra tuổi tác mới ngang bậc con, cháu nhưng không hiểu Trương Thị Hồng đã ngon ngọt điều gì mà những người đàn bà cạn nghĩ này lại nghe theo lời xúi quẩy và bị Hồng dắt mũi. Có lẽ không gì khác ngoài lợi ích tiền bạc. Đây là những đối tượng có nhiều hoạt động phản đối gay gắt dự án FLC ngay từ lúc mới bắt đầu chuẩn bị khởi công tháng 4/2016 cho đến nay. Số đối tượng trên thường xuyên có mặt và theo sát, ủng hộ các hoạt động khiếu kiện của Trương Thị Hồng. Ngày 10/1/2017, Hồng tổ chức lễ ra mắt hội với tên gọi rất mĩ miều và nhuốm màu huyền thoại “Thần biển”.
Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, thần thoại Việt được hình thành do nhu cầu nhận thức và lý giải các hiện tượng tự nhiên và nguồn gốc loài người, các tộc người. Người Việt cổ quan niệm vũ trụ có ba cõi: Trời, đất và nước với hệ thống các vị thần. Các vị thần ở cõi trời của người Việt gắn với các hiện tượng tự nhiên mà con người dễ quan sát như thần gió, thần mưa, thần biển, thần mây… . Các vị thần này tương ứng với các hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cư dân nông nghiệp. Ở cõi đất và cõi nước mỗi nơi đều có một vị thần đứng đầu và các thần bộ hạ. Thần biển chính là vị thần luôn gắn bó mật thiết với đời sống người dân miền biển. Câu chuyện về thần biển đã ăn sâu vào tâm thức, trở thành tín ngưỡng của cư dân miền biển trước sự vật, hiện tượng thiên nhiên, đồng thời cũng thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên bằng sự tưởng tượng cao cả của mình. Người dân Hải Ninh nói riêng, cư dân miền biển nói chung đều có tục thờ cúng thần biển một cách trân trọng, tôn nghiêm và hướng thiện.
Thần biển uy nghiêm, thiêng liêng là vậy nhưng đã bị Trương Thị Hồng và đám “nữ hải tặc” ở Hải Ninh bóp méo, biến tướng. Hội “Thần biển” thực ra là tập hợp của đám ô hợp gồm mấy ả đàn bà phách lác, chuyên ăn không ngồi rồi, không chịu chí thú làm ăn, chăm lo dựng xây tổ ấm gia đình. Chỉ vì mấy đồng tiền lẻ do Hồng bố thí cho mà cả đám đàn bà này mụ mị, lầm đường lạc lối không nhận ra đâu là con đường thánh thiện, đâu là con đường tội lỗi. Mang danh Thần biển nhưng thực chất thời gian qua, hội “Thần biển” do Trương Thị Hồng làm “soái ca” là các đầu đảng khiếu kiện, kích động chống đối chính quyền, chiếm giữ đất đai trái phép, gây ra nhiều vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, làm cho tình hình ở địa bàn xã Hải Ninh luôn ở tình trạng căng thẳng, phức tạp, gia tăng mâu thuẫn xã hội và sự đối đầu giữ chính quyền với người dân. Những hoạt động của Hội “Thần biển” trượt dài theo vi phạm, ngày càng thách thức và xem thường chính quyền xã Hải Ninh.
Rất đông người dân tụ tập rất đông ở địa điểm khởi công dự án FLC, ngày 25/6/2016
Ông Trương Văn T. ở thôn Tân Hải một ngư phủ năm nay đã trên 70 tuổi chia sẻ với chúng tôi “Tôi sống hơn nửa đời người nhưng không thấy hội nhóm nào ở địa phương này lăng loàn như Hội “Thần biển” của Trương Thị Hồng. Hội gì mà xuyên đi chửi bởi, xâu ẩu với cán bộ xã, ăn nói thì láo toét, xấc lược, như cách ăn nói của người ít chữ, không coi ai ra chi. Thiệt là khác xa với bản chất cao đẹp của Hội Phụ nữ ngày trước. Tui cảm thấy buồn và xấu hổ thay khi thấy đám con cháu ngày nay, chỉ toàn là đàn bà, con gái thôi, có đứa đã lên chức mệ rồi mà chuyên đi làm những điều xằng bậy, xấu xa”.
Việc làm của hội “Thần biển” chỉ làm thêm ô uế danh xưng cao quý Thần biển mà bao đời nay người dân miền biển ngưỡng vọng và tôn thờ. Nên chăng các bậc cao niên ở Hải Ninh cần có tiếng nói để phê phán việc làm của những người đàn bà chướng trời, nghịch đất này. Và những ai đang bị rủ rê, những ai đang dự định gia nhập hội “Thần biển” do Trương Thị Hồng làm “soái ca” cũng cần cảnh giác, tránh xa, kẽo liên lụy, tổn hại đến thanh danh bản thân, gia đình và chịu tiếng ô nhục cả đời với xóm làng.
Mời quý vị đón đọc tiếp kỳ 3: Đâu là giới hạn cuối cùng sẽ phát hành trong ngày đầu năm mới 2018.
Trung Sơn