Thursday, November 21, 2024

Luận điệu “nhờ gió bẻ măng”!

Nhân sự kiện Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trên các trang mạng liên tục “tung hô” công trạng của ông, trong đó, đặc biệt xoay quanh, đi sâu xuyên tác vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đây là luận điệu chống phá trắng trợn quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo. Luận điệu đó được nguỵ trang dưới ngôn từ “đẹp đẽ” bằng tiêu đề bài viết: “Thiền sư Tuệ Sỹ – ‘‘Cọng lau nằm xuống mà đại ngàn rung chuyển’’ của tác tác Trọng Thành trên RFI; bài viết “Mỹ gọi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là ‘nhà đấu tranh không mệt mỏi cho tự do tôn giáo” trên diễn đàn VOA Tiếng Việt…  Đây là một trong các luận điệu “nhờ gió bẻ măng”!

Luận điệu

Không ai có thể phủ nhận được tài năng của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ – người lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, nổi tiếng uyên bác, thông thạo nhiều cổ ngữ lẫn sinh ngữ như Hán văn, Phạn văn, Tạng văn, tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga… Ông còn dành phần lớn thời gian và tâm huyết phiên dịch, chú giải, giới thiệu kinh điển đạo Phật, được mệnh danh là vị ‘‘anh tài tinh hoa Dân tộc’’, ‘‘di sản Văn hóa, Giáo dục mà Hòa thượng để lại xứng đáng làm tư lương cho hành giả và học giả đời sau’’… Song lại thiếu đi phần đức độ…

Vậy nên, tài năng ấy không đại diện cho lợi ích quốc gia dân tộc, không hành động theo tôn chỉ, mục đích hành đạo: “Đạo pháp – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo. Thực tế, cuộc đời hành đạo của ông đã nhiều lần vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tôn giáo. Vì vậy, ông đã bị giam giữ tổng cộng 17 năm (từ 1978 đến 1981 và từ 1984 đến 1998). Năm 1988, ông bị chính quyền kết án tử hình cùng với thiền sư Lê Mạnh Thái về cáo buộc âm mưu ‘‘lật đổ chính quyền nhân dân’’ (án tử hình được giảm xuống chung thân, rồi 10 năm tù do áp lực quốc tế). Năm 2003, ông cũng bị chính quyền quản chế hành chính hai năm cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ… Ông còn là người kiên quyết phản đối việc sáp nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị, và khẳng định rằng Phật giáo phải duy trì tính phi chính trị và độc lập với mọi đảng phái chính trị.

Vậy mà, tên tuổi ông được “đánh bóng” bằng những ngôn từ mĩ miều trên các trang mạng, ca ngợi, tung hô nhà lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, như: “thay mặt cho người dân Mỹ, chúng tôi chia buồn sâu sắc tới người dân Việt Nam và các tín đồ trên toàn thế giới sau khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, đó là vị lãnh đạo lỗi lạc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nam Thống nhất”. Hay “Trong nhiều thập kỷ, Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ là một nhà đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và các quyền con người liên quan, khiến chính quyền Việt Nam bỏ tù ông hơn một thập kỷ”. Khi ông mất, trên trang “Tâm trí của chúng tôi hướng về cộng đồng GHPGVNTN của ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới”… Tất cả lời lẽ và giọng điệu ấy đều phục vụ cho mục địch chống phá Đảng, Nhà nước ta. Hay nói cách khác, chúng lấy sự kiện này để phục vụ cho chiến lược “Diễn biến hoà bình” bằng 4 con át chủ bài: “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để kích động tăng ni phật tử và nhân dân sùng bái Phật giáo, tiếp tay cho các thế lực phản động, cực đoan trong và ngoài nước gây mất ổn định chính trị – xã hội, tạo cớ cho các phần tử cơ hội can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.

Qua sự kiện này, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc những quan điểm của Đảng, chỉ huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo: tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật… để không bị mắc mưu của các thế lực thù địch. Đồng thời, phải có trách nhiệm giải quyết có hiệu quả vấn đề dân tộc – tôn giáo, luôn luôn cảnh giác, không để các phần tử cơ hội, thù địch “nhờ gió bẻ măng”, lợi dụng để nói xấu, bôi nhọ, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về Phật giáo, tôn giáo nói chung, nói riêng, đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

THY NHUNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG