Tuesday, October 8, 2024

Yêu cầu tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu nhìn nhận khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Vừa qua, Đài Châu Á tự do có đăng tải bài viết về “Báo cáo viên đặc biệt về Quyền phát triển của LHQ thăm Việt Nam lần đâu tiên”. Theo đó Báo cáo viên đặc biệt về Quyền phát triển của Liên Hiệp quốc (LHQ), ông Surya Deva, sẽ có chuyến thăm Việt Nam trong các ngày 06-15/11 tới đây, theo thông tin từ Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ. Sẽ không có gì để nói nếu trong bài viết không đề cập đến cái gọi là “tình hình nhân quyền” ở Việt Nam. Trong bài báo đã đề cập đến tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS), tổ chức này đã có những nhận định thiếu khách quan, không chính xác về “tình hình nhân quyền” tại Việt Nam.

Yêu cầu tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu nhìn nhận khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Chúng ta phải khẳng định: Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, điều này được cụ thể hóa bằng văn bản pháp lí rõ ràng trong Hiến pháp và pháp luật và trong các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn tích cực, chủ động đóng góp vào việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên thế giới và được cộng đồng quốc tế ghi nhận như việc thông qua mức độ tín nhiệm với tỉ lệ phiếu đồng thuận rất cao trong những lần Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được thể hiện qua vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Từ những nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong phạm vi quốc gia và khu vực, các nước ASEAN nhất trí ủng hộ Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại điện cho ASEAN trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023 – 2025. Ngày 11/10/2022, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 tại New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, Việt Nam nhận được 145/189 phiếu tán thành, chiếm gần 80% và thuộc nhóm nhận được sự ủng hộ cao nhất. Đây là lần thứ 2 Việt Nam giữ vai trò này sau nhiệm kỳ 2014 – 2016.

Với những minh chứng trên cho thấy Việt Nam luôn tôn trọng quyền con người, vậy tại sao lại nói vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không những không cải thiện mà cong ngày càng trầm trọng? Luận điệu trên rõ ràng là sự vu khống, bịa đặt trắng trợn của các thế lực thù địch nhằm lèo lái, công kích dư luận để phá hoại công cuộc đổi mới, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước Việt Nam mà thôi.

SỬU. NHI

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG