Saturday, July 27, 2024

VOA lại dùng những “chiêu trò” đã cũ mòn để cản trở sự phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ, các thế lực thù địch đã lợi dụng tung ra “một mớ” thông tin sai trái, độc hại hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và cản trở quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ.

Tổng thống Joe Biden thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến 11/9/2023. Đây là lần đầu tiên một tổng thống nhận lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và có các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam để tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam. Chuyến thăm lần này rất có ý nghĩa với cả hai nước. Vậy mà, VOA lại dùng những “chiêu trò” đã cũ mòn để cản trở sự phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ khi đưa tin về việc “USCIRF : Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về tôn giáo khi nâng cấp quan hệ với Mỹ”. Chúng đã cố tình xuyên tạc, bóp méo, nhằm mục đích phá hoại quan hệ giữa hai nước.

VOA lại dùng những “chiêu trò” đã cũ mòn để cản trở sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Theo như chúng đưa tin: buổi điều trần này nhằm bàn về tình hình vi phạm tự do tôn giáo Việt Nam và gửi thông điệp cách thức để chính phủ Hoa Kỳ có thể làm việc tại Việt Nam như nào để giải quyết các vi phạm. Đây không phải lần đầu, tổ chức này can thiệp trắng trợn vào vấn đề nội bộ của Việt Nam.

Vậy USCIRF là gì? Đây là cơ quan tham vấn độc lập do Quốc hội Mỹ thành lập và là “cánh tay nối dài” của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm phục vụ cho việc “cải thiện nhân quyền” ở các nước mà Mỹ cho là “cần quan tâm đặc biệt” (theo tạp chí Tuyên Giáo số ra ngày 05/6/2023). Bất chấp những thành tựu về đảm bảo các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, Việt Nam liên tục bị USCIRF đề nghị đưa vào danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt – CPC”, gần đây nhất là vào tháng 5/2023. Trong các báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo tại Việt Nam, USCIRF thường đưa ra những nhận định sai lệch, rằng Việt Nam “đàn áp tôn giáo trong nước”, phê phán “chính quyền và công an Việt Nam vi phạm nhân quyền”, tổ chức này còn “quan tâm đặc biệt” đến những kẻ mà họ gọi là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo” – mà thực chất đây chỉ là các đối tượng vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và khối đại đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Đó là cách nhìn phiến diện, thiếu khách quan, thiếu thiện chí, không chính xác về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Bởi vì, các thông tin mà tổ chức này sử dụng trong báo cáo đều không có nguồn gốc chính thống, mà chủ yếu là những thông tin xuyên tạc, sai sự thật, được thu thập từ các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có tư tưởng thù hận, bất mãn, nuôi dã tâm chống phá Nhà nước Việt Nam.  Chúng ta cần kiên quyết vạch trần và đấu tranh bác bỏ.

Thực tế ở Việt Nam đã chứng minh: Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được quy định rõ ràng trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và được thực hiện nghiêm túc.  Theo Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” khẳng định ở Việt Nam không có sự phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo; không có mâu thuẫn, xung đột giữa các tôn giáo. Người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cùng chung sống hài hoà trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm khoảng 27% dân số), hơn 54000 chức sắc, 135000 chức việc và 29658 cơ sở thờ tự. Nhà nước Việt Nam công nhận 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau (trong đó Phật giáo chiếm số lượng nhiều nhất với trên 14 triệu tín đồ và 18544 cơ sở thờ tự vào năm 2021; Công giáo với trên 7 triệu người theo và 7771 cơ sở thờ tự; tiếp sau là đạo Tin Lành và đạo Cao Đài) (theo tạp chí Xây dựng Đảng số ra ngày 10/3/2023). Cũng như các nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định cấm các nước lợi dụng thực hành tôn giáo để phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung về tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Do đó có thể khẳng định rằng những cáo buộc sai sự thật của USCIRF sẽ không thể thay đổi được sự thật về những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong việc đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng cho người dân mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận. Chúng ta kiên quyết phản đối những nội dung thiếu khách quan, không chính xác về tình hình tôn giáo ở Việt Nam của USCIRF; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu phản động, chống phá, thiếu thiện chí nhằm cản trở quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Mặt khác, quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ phản ánh xu thế chung của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. Vì chính lợi ích của cả hai nước. Không có chuyện hai bên lợi dụng lẫn nhau như một “quân bài chiến lược”, một “đối trọng” để đối phó với bất kỳ nước nào. Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỉ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng hơn 240 lần từ khi bình thường hóa quan hệ. Từ 451 triệu USD (năm 1995) lên hơn 123 tỉ USD vào năm 2022 (theo tạp chí Tuyên Giáo ngày 09/9/2023). Lối tư duy lấy dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng làm điều kiện áp đặt cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mà các “nhà dân chủ, nhân quyền” thiếu thiện chí “gợi ý” cho Tổng thống J. Biden đã quá “cũ mòn”, không còn phù hợp với điều kiện và xu thế hiện nay. Khẳng định rằng, chúng không thể cản trở được sự phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ./.

SONTHO

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG