Tuesday, December 10, 2024

Khi những “nhà dân chủ” lo tới chuyện thi cử và mù chữ

Cứ mỗi mùa thi cử, hay vào đầu năm học mới, là các cây bút yêu “dân chủ”, “nhân quyền” của Việt Tân lại nhấp nhổm như ngồi trên than nóng. Mùa thi năm nay, họ lại còn lo cho con em trong nước bị “mù chữ”. Cớ sự tại sao?

Khi những “nhà dân chủ” lo tới chuyện thi cử và mù chữHướng dẫn quy chế và điều chỉnh thông tin cho thí sinh tại TP.HCM vào chiều 6-7.

Trên trang fanpage Việt Tân, lấy tấm hình các phụ huynh đội nắng nộp hồ sơ cho con vào trường công ở Hà Nội, một người viết với bút danh Hoàng Dân đã lên bài với nhiều nhận định lầm lạc, ngây ngô.

Theo đó, người này cho rằng, những học sinh không đỗ vào cấp 3 năm nay sẽ có nguy cơ “mù chữ”, rồi thì sẽ thành ra lêu lổng, vì nhà cửa ruộng vườn của bố mẹ bán hết rồi lấy gì mà làm(?!).

Nực cười hơn, bài viết còn lan sang câu chuyện của giáo viên, than rằng đào tạo các thầy cô xong rồi thất nghiệp, trong khi thiếu trường công. Có lẽ vẫn chưa thấy đủ thuyết phục, người này còn tiện tay lôi luôn giáo dục đại học Việt Nam vào bài viết, “tự hỏi” sẽ có bao nhiêu em ra trường làm đúng ngành học, suy diễn là tốt nghiệp có bằng cho oai để xin làm công chức hay thất nghiệp… Rồi thì hằn học cho rằng tiền xây trường thì không có, mà lại xây cổng chào cho to, đóng cửa trường công để trường tư làm giàu…

Những nhận định gần 10 năm nay không đổi, là thương hiệu của mọi nhà “dân chủ”, nghe vừa nhàm chán, lại vừa lạc mốt.

Đọc xong bài viết, đúng như kết luận của tác giả Hoàng Dân, giáo dục Việt Nam đang “bế tắc”. Nhưng sự bế tắc này, tiếc thay, chỉ tồn tại trong tư duy một chiều của người viết, chứ không hề là thực tiễn của Việt Nam!

Thực tiễn, giáo dục Việt Nam có được tinh thần tiệm cận với nhu cầu phát triển của xã hội như lúc này. Cụ thể là ngay ở kỳ thi vào lớp 10 công lập 2023, tính phân hóa đã được chú trọng. Một bộ phận học sinh không đỗ sẽ có thể chọn học tiếp ở các trường PTTH tư thục; hoặc theo học ở các trường cao đẳng vừa dạy chữ, vừa dạy nghề của tư nhân, và của cả nhà nước; theo học ở các trường nghề với học phí từ rất thấp đến cao, theo nhu cầu, và đặc thù ngành học.

Nhiều thập kỷ nay, chúng ta luôn được cảnh báo về tình trạng “thiếu thợ nhiều thầy”, và những cánh cổng trường công hẹp lần này là một giải pháp cần thiết để hạn chế và chấm dứt tình trạng bất cập đó.

Trong đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, mục tiêu đưa ra là: 25-30% học sinh tốt nghiệp THCS vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đến năm 2030, con số này là 50-55% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT.

Cho nên, dù không vào lớp 10 công lập, thì các em học sinh cũng có rất nhiều lựa chọn khả thi để học chữ hoặc học nghề, theo nguyện vọng cá nhân và nhu cầu tuyển dụng của xã hội, chứ hà cớ gì phải trở nên “mù chữ”, “lêu lổng”, vì không có ruộng đất? Xin thưa, Việt Nam năm 2023 không phải là Việt Nam của 30 năm trước.

Về tình hình giáo dục đại học Việt Nam, bài viết cho là đang trong vòng “luẩn quẩn, bế tắc”. Để “nhận định” được vậy, chắc người viết cũng chưa bao giờ biết đến cái bảng xếp hạng THE Impact Rankings của Tạp chí Times Higher Education. Việt Nam mới có mặt trong bảng xếp hạng các tổ chức giáo dục có ảnh hưởng toàn cầu từ năm 2021. Chỉ trong vòng 2 năm, từ 4 cơ sở, giờ đây đã tăng lên 9 cơ sở.

Nhân đây, cũng cần nhắc lại tiêu chí của bảng xếp hạng này, là hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs) của Liên Hợp Quốc (có hiệu lực kể từ năm 2016), kêu gọi hành động toàn cầu với mục tiêu xây dựng xã hội hoà bình, công bằng và thịnh vượng.

Khi những “nhà dân chủ” lo tới chuyện thi cử và mù chữPhụ huynh đội nắng nộp hồ sơ cho con vào trường công ở Hà Nội

Trở lại với tấm ảnh làm cớ cho bài viết trên fanpage Việt Tân. Thật ra, câu chuyện xếp hàng chờ nộp hồ sơ cho con đi học các lớp đầu cấp ở trường điểm, trường chuyên ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM là câu chuyện dài kỳ. Nó vừa phản ánh nguyện vọng chính đáng mong cho con vào môi trường học tập tốt của các bậc cha mẹ, nhưng lại vừa cho thấy sự lạc hậu khi phụ huynh quá xem trọng bằng cấp, mà vô tình tạo áp lực tiêu cực lên con cái.

Với các nhà giáo dục, khi nhìn vào những hiện tượng này, thì sẽ nghĩ đến ngay một sự đổi mới cần được thực hiện, để phụ huynh cởi mở hơn, và học sinh có nhiều lựa chọn hơn. Thực tế là các đổi mới này đã và đang được Bộ Giáo dục Việt Nam thực hiện, cũng như chắc chắn sẽ thực hiện liên tục trong thời gian tới.

Còn với các nhà “dân chủ” của Việt Tân, khi nhìn vào tấm hình này, họ sẽ chỉ thấy được một đề tài hấp dẫn để tha hồ múa bút bôi nhọ chính quyền Việt Nam, bất chấp sự thực tiến bộ.

Khác nhau chỉ ở động cơ, mà động cơ đôi khi che mờ nhận thức, nên mới thành ra lố bịch, khó coi.

Phạm Khoa

Nguồn: Cánh cò

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG