Thursday, March 28, 2024

RSF không thể xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam

Đã thành thói xấu khó bỏ, cái gọi là tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporteurs Sans Frontieres – RSF) lại vừa tự cho mình thực hiện cái trò hề “báo cáo” tình hình tự do báo chí thế giới với cái tên “Chỉ số tự do báo chí thế giới”. Vẫn với giọng điệu gian dối, cũ mèm, vô căn cứ, phớt lờ sự thật, “báo cáo” của RSF tiếp tục vu cáo Việt Nam “kiểm duyệt”, “hà khắc”… đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí “không tạo môi trường để thay đổi báo chí…”. Báo cáo này còn tỏ thái độ bao che, bênh vực, cổ xúy cho một số cá nhân, hội nhóm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet để chống phá Nhà nước Việt Nam.

Theo bảng đánh giá trên của RSF thì Việt Nam đứng thứ 178/180 quốc gia, tụt 4 hạng so với năm 2022, đây chính xác là một trò hề. Điều trước tiên cần phải khẳng định là những gì mà RSF đưa ra là vô căn cứ và không có cơ sở bởi lẽ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của nhân dân Việt Nam đã được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật. Ngay tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã nêu rõ: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp…”. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định…”.

RSF không thể xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam

Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân khai thác, sử dụng internet phục vụ phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Theo tinh thần ấy, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet. Tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có gần 80% tổng dân số dùng internet (tương đương với 77,93 triệu người), đứng thứ 12 về lượng người dùng internet trên toàn thế giới. Số người dùng mạng xã hội cũng đạt mức hơn 70 triệu dân (tương đương với 71% tổng dân số). Tổng số kết nối di động đang sử dụng đạt hơn 161,6 triệu người, tương đương với 164,0% tổng dân số. Việt Nam hiện có hàng chục triệu người dùng blog, Facebook… cá nhân để bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gửi các góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng… Việt Nam hiện có 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí; 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình. Số người hoạt động trong lĩnh vực báo chí khoảng 41.000 người…

Sự phát triển nhanh của các phương tiện thông tin đại chúng và internet cho thấy, quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin ở Việt Nam đã có bước cải thiện và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng như các quyền khác quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải đặt trong khuôn khổ pháp luật. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận trong một số trường hợp, phù hợp với Công ước về các quyền dân sự và chính trị, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội.

Cần khẳng định rõ, ở Việt Nam “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng” (khoản 3 Điều 13 Luật Báo chí). Đảng, và Nhà nước đề ra định hướng, quan điểm, xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Cơ quan báo chí có quyền thông tin, và tạo mọi điều kiện để thông tin nhưng phải chịu trách nhiệm về thông tin đưa ra. Việc lợi dụng báo chí để bóp méo sự thật, phát tán tài liệu tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân công dân bị nghiêm cấm. Điều này thể hiện sự bình đẳng, nghiêm minh của pháp luật nhằm bảo hộ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chân chính ở Việt Nam.

Những trường hợp mà RSF gọi là “các bloggers có tiếng nói đối lập” thực chất, họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Lợi dụng đặc tính lan truyền nhanh, rộng và khó kiểm soát của thông tin trên mạng, những đối tượng đó đã xem internet là một trong những công cụ để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đồng thời, truyền bá những luận điệu phản động, kích động gây hoang mang trong xã hội… nhằm chống phá công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân Việt Nam. Các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xử lý họ là vì họ vi phạm pháp luật.

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Việc đưa ra bảng xếp hạng từ những con số, dữ liệu sai lệch rồi cho rằng Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí là những luận điệu xuyên tạc, đi ngược lại lợi ích của Việt Nam và cách làm sai trái đó khiến bức tranh tự do báo chí trên thế giới nói chung bị bóp méo, biến dạng. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh phản bác mọi luận điệu, chiêu trò xuyên tạc, lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet để chống phá công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

NGỌC. VUI

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG