Friday, March 29, 2024

Không có cái gọi là “tù nhân lương tâm ở Việt Nam”!

“Tù nhân lương tâm” lại được bọn Việt Tân ra sức rêu rao, kêu gào trên trang mạng xã hội của chúng với bài viết: “Các giáo xứ Đức cầu nguyện cho tù nhân lương tâm Việt Nam”. Với mục đích để lôi kéo sự quan tâm của công chúng, nhằm vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lần này chúng không đưa tin để “khóc thuê” cho một cá nhân, đối tượng cụ thể nào mà nói chung chung về tình hình nhân quyền cũng như những vấn đề môi sinh và xã hội ở Việt Nam.

Không có cái gọi là “tù nhân lương tâm ở Việt Nam”!

Trước hết phải khẳng định rằng, việc 2 giáo xứ St. Michael và St. Joseph tại thành phố Ludwigshafen (Đức) tổ chức sự kiện trên không là đại diện cho tiếng nói của các giáo xứ Đức nói chung. Mà ở đây, bọn phản động lưu vong Việt Tân đã lôi kéo, kích động và mua chuộc số ít các linh mục ngoại quốc nhằm lợi dụng tự do tôn giáo để “cầu nguyện” cho những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam. Qua các buổi “sinh hoạt tôn giáo” như trên chúng tìm cách tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam với những luận điệu đánh giá, phản ánh một cách tiêu cực và phiến diện mà chưa phản ánh một cách toàn diện tình hình Việt Nam. Với cách nhìn thiếu công tâm, khách quan và không thiện chí thì 2 giáo xứ St. Michael và St. Joseph đã phủ nhận quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm quyền của người dân. Vậy thực chất âm mưu, thủ đoạn của chúng là gì chúng ta cùng làm rõ.

Theo tìm hiểu thì khái niệm “Tù nhân lương tâm” không có trong bất cứ văn bản nào của hệ thống pháp luật quốc tế mà là luận điệu của được được đưa ra bởi 1 tổ chức phi chính phủ Amnesty International – Ân xá quốc tế – AI vào những năm 60 của thế kỷ 20. Cho nên khằng định nó hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý. Mặt khác, chúng lợi dụng việc gắn nhãn ‘tù nhân lương tâm’ biến số đối tượng từ vi phạm pháp luật thành những công dân đấu tranh vì lương tâm, vì nhân quyền, vì đạo đức xã hội. Đây là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch nhằm hậu thuẫn, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối, phá hoại công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, chống đối đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam. Đổi trắng thay đen, biến tội phạm thành nạn nhân, đây là một luận điệu không mới, nhưng nói lâu, nói mãi, reo rắc trên môi trường mạng khiến người nghe, người đọc khó phân biệt, dễ lầm tưởng những kẻ chống đối, vi phạm pháp luật là những người hoạt động vì nhân quyền. Mục đích sâu xa của chúng qua đó kích động tâm lý cực đoan, đầu độc dư luận làm tổn hại an ninh chính trị, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, làm mất uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Có thể nêu ra các đối tượng như: Phạm Thị Đoan Trang Cấn Thị Thêu,  Bùi Hiếu Võ, Đoàn Khánh Vinh Quang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Văn Túc, Huỳnh Trương Ca, Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Anh, Trần Thị Xuân… Bọn chúng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như: Sử dụng mạng xã hội để soạn thảo, tán phát các thông tin, tài liệu chống phá Nhà nước; lợi dụng danh nghĩa “đấu tranh dân chủ, nhân quyền”, chống tiêu cực, từ thiện, môi trường… tuyên truyền chống phá chính quyền; trả lời phỏng vấn đài, báo nước ngoài với nội dung xuyên tạc tình hình Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền… Tất cả những người này đều bị cáo buộc tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Việc xử lý các đối tượng này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế. Bản thân những đối tượng đó không hề biết rằng chúng chỉ là những “con rối” đóng vai “nạn nhân” hoặc là công cụ nhất thời được điều khiển, giật dây bởi “đạo diễn” “chủ trò” là tổ chức phản động, khủng bố Việt Tân với âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam. Tổ chức này đã bị Nhà nước Việt Nam liệt vào diện tổ chức khủng bố, chúng không có một tư cách gì mà nói về nhân quyền. Khẳng định rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng truy tố, xử lý theo đúng quy định. Bộ mặt thật của chúng từ lâu đã được nhận diện.

Sau hơn 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này cũng đã được cộng đồng quốc tế và các đối tác ghi nhận. Bằng chứng là việc Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc giai đoạn 2014-2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Và vừa qua, với số phiếu cao, Việt Nam đã chính thức trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, nhiệm kỳ thứ 2 giai đoạn 2023-2025. Vậy mà các thế lực phản động, cơ hội chính trị như Việt Tân không hề sẵn lòng thừa nhận những thành tựu về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, mà trái lại chỉ nhăm nhe xỉa xói, tận dụng mọi cơ hội và mánh khóe để phủ nhận các thành tựu ấy.

Hiện nay, trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá nhà nước Việt Nam từ bên trong các thế lực thù địch dùng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền Do vậy, mỗi người cán bộ, đảng viên cần nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cần nâng cao nhận thức trước cái gọi là “tù nhân lương tâm ở Việt Nam”, chủ động nhận diện, đấu tranh, vạch trần bản chất xấu xa của các tổ chức nhân danh nhân quyền; nắm chắc, hiểu rõ bản chất các chiêu trò của những kẻ đã và đang âm mưu cản trở, phá hoại sự ổn định, phát triển của Việt Nam. Từ đó, góp phần đấu tranh, tuyên truyền làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động nhằm bảo vệ sự ổn định chính trị nội bộ, tăng cường sự đồng thuận ở cơ quan, đơn vị.

SƠN .TRUNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG