Sunday, November 24, 2024

Chiêu trò lấy hình tượng cầu Hiền Lương để xuyên tạc, chống phá

Chúng cho rằng “Gần nửa thế kỷ, “cây cầu Hiền Lương” vẫn chưa được nối liền”.  Họ lấy hình tượng cầu Hiền Lương trong lịch sử đấu tranh thống nhất nước nhà để ẩn dụ cho cái ngụ ý rằng việc đối xử, phân biệt giữa hai miền Nam Bắc vẫn đang diễn ra mặc dù chiến tranh đã đi qua, đất nước đã thống nhất gần nửa thế kỷ. Vậy thực hư câu chuyện của tác giả Song Chi đăng trên trang facebook Tiếng dân News có như vậy không? Có thật “bất công” như bài viết đã đề cập?

Chiêu trò lấy hình tượng cầu Hiền Lương để xuyên tạc, chống phá

Đây chính là những lời lẽ hết sức xuyên tạc của Song Chi. Trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đoàn kết tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước và thu được nhiều kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực, thì các thế lực thù địch, phản động vẫn không ngừng công kích, xuyên tạc, phủ nhận các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng ta. Chúng rêu rao, tuyên truyền luận điệu cho rằng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng thiếu công bằng, chỉ tập trung ưu tiên cho các tỉnh miền Bắc mà “bỏ quên” miền Nam…

Thực tiễn trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm phát triển kinh tế xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt không có chuyện phân biệt miền Nam, miền Bắc, miền xuôi, miền ngược…mà kết hợp phát triển toàn diện đất nước đi đôi với phát triển kinh tế vùng trọng điểm để làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện. Ngay từ Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: “tập trung đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu, tạo chuyển biến rõ nét về cơ cấu kinh tế, trước hết đối với những ngành và vùng kinh tế trọng điểm có hiệu quả nhanh” và “lựa chọn những thành phố, thị xã có vị trí thích hợp xây dựng thành các trung tâm kinh tế, văn hóa của từng vùng”. Nghị quyết Đại hội VIII cũng xác định: “đầu tư cần thiết cho vùng kinh tế trọng điểm để thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế”. Nghị quyết Đại hội X tiếp tục xác định: “thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, lan tỏa đến các vùng khác”. Đến Đại hội XIII Đảng ta tiếp tục xác định: “Xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm động lực phát triển từng vùng và địa phương; tăng cường quản lý đô thị, phát triển các đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn. Xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc đặc trưng về kiến trúc, văn hóa ở từng địa phương”.

          Rõ ràng mục tiêu phát triển toàn diện các địa phương gắn với kinh tế vùng dựa vào ưu thế, đặc điểm của từng khu vực là một chủ trương đúng đắn nhằm phát huy thế mạnh, hạn chế nhược điểm của từng vùng, địa phương. Ở mỗi miền, mỗi khu vực điều có sự cân đối, hài hòa giữa đầu tư và đầu tư trọng điểm.

          Thực hiện đường lối quan điểm nhất quán của Đảng ta về phát triển kinh tế xã hội của cả nước, trong những năm qua việc đầu tư ngân sách, xây dựng các công trình chiến lược phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội vẫn đang diễn ra trên tất cả các vùng miền, không phân biệt Nam – Bắc. Cụ thể như công trình đường dây 500kV Bắc – Nam chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 1994. Đây là đường dây siêu cao áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam có tổng chiều dài 1.487 km, kéo dài từ Hòa Bình đến Phú Lâm (tp Hồ Chí Minh). Mục tiêu xây dựng công trình là nhằm truyền tải lượng điện năng từ Miền Bắc để cung cấp cho Miền Nam và Miền Trung liên kết hệ thống điện cục bộ của ba Miền thành một khối thống nhất…

          Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam có tổng chiều dài 2.063 km, với điểm đầu là cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) điểm cuối là đường vành đai tại TP Cà Mau. Các điểm khống chế của tuyến đường bộ cao tốc cũng đã được xác định, nằm trong Hành lang giao thông phía Đông, chạy gần như song song với Quốc lộ 1 hiện tại cũng đang được nâng cấp mở rộng. Đường ôtô cao tốc Bắc – Nam được xây dựng bao gồm 18 đoạn tuyến với các điểm nút là:Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận, Cần Thơ và Cà Mau.

          Ngoài ra các công trình cảng biển, sân bay trên cả nước vẫn được tiến hành xây dựng đồng bộ trên cả ba miền Bắc Trung Nam. Tiêu biểu như sân bay Long Thành (Đồng Nai) đang được triển khai xây dựng với vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay với số kinh phí dự kiến khoảng 16 tỉ USD…

          Như vậy, chỉ một số căn cứ nêu trên đã cho thấy việc đầu tư cho phát triển các vùng miền trên cả nước là không có sự phân biệt Nam Bắc. Đó là sự kết hợp phát triển các vùng kinh tế trọng điểm với sự phát triển toàn diện của đất nước, vì sự phồn thịnh chung của cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Điều đó cho thấy hình tượng ẩn dụ về “cây cầu Hiền Lương” chưa được nối liền của một số cá nhân là hoàn toàn sai trái, vô căn cứ.

SINH. LÊ

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG