Tự do ngôn luận là quyền của mỗi cá nhân có năng lực hành vi dân sự, không ai có quyền xâm phạm. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia có những quy định riêng phù hợp với điều kiện xã hội, phong tục tập quán. Theo thể chế chính trị khác nhau, công dân được phát ngôn trước công chúng những vấn đề khác nhau theo quy định; không một quốc gia nào ngoại lệ và Việt Nam cũng vậy.
Trên trang facebook Việt Tân ngày 08/2/ 2023 có đưa thông tin với tựa đề “tự do ngôn luận kiểu đảng”. Thông tin đưa lên là hoàn toàn sai trái về tự do ngôn luận ở Việt Nam; người viết đã không hiểu biết đầy đủ về thông tin khi viết tin bài để đăng tải trên không gian mạng hoặc biết nhưng cố tình nhằm gây hiểu nhầm về tự do ngôn luận ở nước ta.
Môi trường internet nói chung và môi trường mạng xã hội nói riêng luôn luôn tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong thời đại cộng nghệ phát triển như hiện nay, internet là không thể thiếu để chúng ta tiếp nhận thông tin đa chiều từ nhiều nguồn khác nhau của cùng một vấn đề. Thông qua internet chúng ta tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện phục vụ cho các mục đích khác nhau. Nhưng không đồng nghĩa với việc thuận tiện là việc chúng ta được phát ngôn bất cứ nội dung, suy nghĩ gì của chúng ta về các vấn đề xã hội gây kích động, chia rẽ hoặc xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ danh dự của một cá nhân hay tập thể; xuyên tạc thành tựu đạt được trong xây dựng đất nước. Những cá nhân hay tổ chức cố tình vi phạm đều phải bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật không có ngoại lệ.
Hiện nay mỗi nước đều có những quy định cụ thể về sử dụng internet, nhất là mạng xã hội. Một loạt nước Châu Âu và mới nhất là Mỹ đã cấm sử dụng mạng chia sẻ video tiktok trong các cơ quan nhà nước và trường học với lý do tránh mất cắp thông tin. Đấy là lý do chính trong hàng loạt lý do được đưa ra để cấm nền tảng này. Điều đó chứng tỏ tự do ngôn luận và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội phải được kiểm soát không chỉ riêng ở Việt Nam. Thông tin Việt Tân đưa ra về đóng góp ý kiến trên mạng xã hội bị bắt là hoàn toàn sai. Việt Nam có hàng triệu người dùng mạng facebook, tiktok, người sáng tạo nội dung ở Việt Nam cũng rất nhiều. Điều đó chứng tỏ một điều những ai tuân thủ pháp luật sẽ được pháp luật bảo vệ. Không như Việt Tân chỉ suốt ngày cào phím bới móc, hạ bệ người khác xong lại khóc lóc ỉ ôi kêu mất tự do ngôn luận.
Ở Việt Nam mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận nhưng phải theo quy định của pháp luật. Không những có thể đóng góp ý thông qua internet mà còn có thể đóng góp ý kiến trực tiếp thông qua hệ thống các cơ quan từ cấp sơ sở đến trung ương đó là Hội đồng nhân dân các cấp. Đồng thời người dân có thể đóng góp thông qua tiếp xúc cử tri hoặc thông qua đại biểu hội đồng nhân dân và được phản ánh lên trên nếu ý kiến đó là chính đáng. Những cá nhân hay tổ chức cố tình không phản ánh sẽ bị pháp luật trừng trị theo quy định. Tổng thống Pháp đương nhiệm là Emmanuel Macron đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Good Morning America” của đài ABC rằng “tự do ngôn luận cần đi kèm trách nhiệm và hạn chế”. Và ông cũng nhắn nhủ rằng mạng xã hội nói chung và twinter nói riêng cần tuân thủ quy định của Châu Âu. Điều đó chứng tỏ một điều tự do dân chủ Châu Âu cũng phải trong quy định.
Mục đích của việc đưa tin sai sự thật về tự do ngôn luận của Việt Tân đó là làm cho một bộ phân nhân dân hiểu sai về quyền tự do ngôn luận, cổ xúy cho cái gọi là tự do ngôn luận vô tổ chức theo kiểu luật rừng của Việt Tân, cuối cùng làm cho suy yếu dẫn tới sụp đổ chế độ. Ở nước ta đã có luật an ninh mạng, luật được quốc hội khóa 14 thông qua ngày12/6/2018. Theo luật an ninh mạng quy định tại: Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng 1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:a) 1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm: a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định được quy định cụ thể trong luật; Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; 1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc. 2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Mọi cá nhân tổ chức vi phạm những điều trên đều bị pháp luật xử lý theo đúng quy định. Bạn đọc hãy là người hiểu biết trước khi chia sẻ thông tin trên không gian mạng, không được để kẻ thù móc nối, lôi kéo dẫn tới vi phạm pháp luật.
LUẬT HOÀNG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: