Saturday, September 14, 2024

Việt Tân “Đi tìm công lý” cho những kẻ coi thường công lý

Cứ mỗi dịp các “nhà hoạt động nhân quyền” của mình bị sa lưới là Việt Tân lại tung ra hàng loạt các bài viết trên các diễn đàn mạng với các mỹ từ “tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động cải cách… nhằm kêu oan, đòi lại công lý cho các nhân vật này. Nhưng sự thật liệu có như vậy?

Việt Tân “Đi tìm công lý” cho những kẻ coi thường công lý

Việt Tân đổi trắng thay đen, tạo sóng dư luận. 

Các vụ án như Châu Văn Khảm, Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương… mặc dù đã khép lại, với phán quyết khách quan, minh bạch nhưng những vụ án này vẫn là tiêu điểm để tổ chức khủng bố Việt Tân tuyên truyền, xuyên tạc nhằm mục đích chống phá chính quyền Việt Nam. Chúng bịa đặt thông tin, bóp méo sự thật, trộn lẫn đúng sai để người dân, đặc biệt là kiều bào hiểu sai bản chất của các vụ án, mất niềm tin vào pháp luật và hệ thống chính trị quốc gia. Đây rõ ràng là hành vi “mượn gió bẻ măng” mà Việt Tân đã tổ chức, tiến hành rất công phu, dàn dựng với một kịch bản có tính toán.

Như trong vụ án xét xử Châu Văn Khảm và đồng phạm diễn ra vào tháng 3 năm 2020, trong suốt thời gian các đối tượng bị cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, khởi tố, điều tra, xét xử, các tổ chức, cá nhân thù địch mà đứng đầu là Việt Tân đã đeo bám, thường xuyên và có các bài viết làm sai lệch bản chất vụ án. Chúng tung hàng loạt thông tin lên mạng để tô vẽ, suy tôn các đối tượng là các “anh hùng”, “nhà hoạt động nhân quyền” vu khống nhà chức trách Việt Nam bắt giữ người trái pháp luật. Ngoài ra các đối tượng còn viện dẫn thông tin, số liệu mang tính mơ hồ, quy chụp, phi thực tế của cái gọi là “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền” để xâm phạm đến lợi ích quốc gia của Việt Nam nhằm tạo sóng dư luận, gây sức ép lên chính quyền Việt Nam yêu cầu thả người. Sau khi bản án khép lại, không đạt được mục đích tổ chức phản động vẫn không ngừng đăng đàn khóc thương cho “tù nhân lương tâm” Châu Văn Khảm gây hoang mang cho một bộ phận quần chúng.

Sự thật về công lý, chính nghĩa.

Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá”. Việc tìm cách can thiệp, giúp sức cho người khác can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc.

Trong bộ luật hình sự của Việt Nam, điều 88 và điều 117 đã quy định rõ  về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy hành động của các đối tượng núp dưới bóng dân chủ, nhân quyền tuyên truyền chống  đả phá chế độ XHCN, xuyên tạc thể chế chính trị mà Việt Nam là trái với công ước quốc tế và luật pháp Việt Nam. Bản án đưa ra với các đối tượng là đúng người đúng tội, khách quan, minh bạch chứ không hề oan sai như những lời lẽ bịa đặt của các thế lựuc thù địch.

Cảnh giác trước những chiêu trò dụ dỗ kích động của Việt Tân.

Thời gian qua, tổ chức khủng bố Việt Tân đã đẩy mạnh việc đưa các nguồn thông tin xấu, độc lên không gian mạng để tuyên truyền, chống Nhà nước Việt Nam. Các hoạt động của chúng nhằm gây ra sự mâu thuẫn, rối loạn trong nội bộ, hướng lái nhận thức của người dân đi theo quỹ đạo đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, hướng tới mục đích tạo ra các lực lượng đối lập đối trọng với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đặc biệt nguy hiểm khi chúng lợi dụng các nền tảng mảng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram… để tiếp cận một bộ phận giới trẻ vốn thiếu kiến thức nền, kinh nghiệm sống, bản lĩnh để dụ dỗ, lôi kéo, kích động, tuyển mộ trở thành tay sai cho chúng. Trong những năm gần đây không ít những cái tên như Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền…khi đứng trước vành móng ngựa mới muộn màng nhận ra những sai lầm của mình, nhận thấy bản thân chỉ là những con rối trong tay các “nhà nhân quyền” giả tạo. Do đó mỗi người dân đặc biệt là giới trẻ hãy luôn là một người đọc thông thái, biết tiếp thu kiến thức có chọn lọc, cảnh giác trước các chiêu trò của tổ chức phản động.

-Phạm Văn-

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG