Sunday, November 24, 2024

Về phát biểu, “Phương Tây không có bán vũ khí cho Việt Nam vì vấn đề nhân quyền”

Nhân sự kiện Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022 được tổ chức tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, từ ngày 8 đến 10/12, Đài Châu Á Tự Do (RFA) đã dẫn lời được cho là của Giáo sư Carl Thayer cho rằng các nước phương Tây sẽ từ chối bán vũ khí hiện đại cho Việt Nam vì vấn đề nhân quyền.

Về phát biểu, “Phương Tây không có bán vũ khí cho Việt Nam vì vấn đề nhân quyền”Phương tiện, khí tài vũ khí quân sự mới và hiện đại nhất của quân đội Việt Nam đang được giới thiệu trong triển lãm tại “Thủ đô kháng chiến”

Mọi chuyện bắt đầu từ cái gọi là “Special Watch List” (Danh sách theo dõi đặc biệt) mà Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố hôm 02/12, trong đó, có tên Việt Nam, với lý do “vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”.

Đây thực chất chỉ là phản ứng tiếp sau việc Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) lên án Việt Nam đàn áp các bị cáo trong vụ Tịnh thất Bồng Lai ở Long An.

Bản chất sự việc đã bị xuyên tạc, không đúng với sự thật ngay từ đầu, nên thiết nghĩ không cần nói thêm. Cái dư luận quan tâm là những gì RFA dẫn nhận định của Giáo sư Carl Thayer liệu có đúng với thực tế?

Để trả lời câu hỏi đó, hãy nhìn vào con số 170 công ty, doanh nghiệp quốc phòng từ 30 quốc gia trên thế giới và các bộ, ngành Việt Nam tham gia trưng bày công nghệ, vũ khí, trang thiết bị cho lực lượng hải quân, lục quân, phòng không – không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật trong Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022 vừa qua.

Có một thực tế là khi nhìn vào vũ khí của quân đội Việt Nam, nhiều người cho rằng chúng ta vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào vũ khí Nga. Nhận định này không sai, vì Việt Nam có mối quan hệ truyền thống đặc biệt với Liên Xô cũ. Sau năm 1990, khi chương trình hiện đại hóa quân đội được tiến hành, Nga vẫn là đối tác lớn nhất cung cấp vũ khí cho Việt Nam. Theo dữ liệu được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ghi nhận, Việt Nam đã chi 7,4 tỷ USD mua vũ khí Nga trong tổng số 9,07 tỷ USD tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí từ năm 1995 đến 2021.

Tuy vậy, năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea, Việt Nam khó mua vũ khí của đối tác truyền thống này hơn trước, nên ngay từ thời điểm đó đã chủ động đa dạng hóa các nguồn cung cấp mới từ: Israel, Belarus, Hàn Quốc, Mỹ, và Hà Lan.

Dựa vào những yếu tố trên, một số phân tích từ các nhà bình luận quốc tế cho rằng không phải phương Tây, mà Ấn Độ, Israel và các nước Đông Âu mới là các nhà cung cấp triển vọng đối với Việt Nam, vì vũ khí của họ tương thích với hệ thống của Nga, hiện vẫn chiếm 80% trong kho trang bị của quân đội Việt Nam.

Qua Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 này, nhiều tập đoàn công nghiệp quốc phòng các nước đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác cũng như mua bán các loại trang bị kỹ thuật Việt Nam chưa sản xuất được hoặc chuyển giao công nghệ khí tài mà chúng ta đang thiếu. Vấn đề là cân nhắc lựa chọn đối tác đúng tầm từ phía Việt Nam.

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 đã khép lại trong rất nhiều hy vọng của các bên tham gia. Dù các hợp đồng mua bán vũ khí ít khi được công khai, nhưng cần phải nhìn nhận một cách thực tế, rằng chính trị không phải là cái ta có thể hiểu được từ vài dòng tít trên báo chí. Các nước phương Tây bán hay không bán vũ khí cho Việt Nam không chỉ là câu chuyện của ý thức hệ, hay một vài quan điểm trái chiều, mà là vấn đề lợi ích.

Đó là điều mà các cơ quan truyền thông hải ngoại luôn ra rả thông tin chống phá Nhà nước Việt Nam không bao giờ đủ can đảm và trung thực để nhìn nhận.

Phạm Khoa

Nguồn: Cánh cò

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG