Saturday, October 12, 2024

Nhân quyền – chiêu bài quen thuộc của Việt Tân

Nhân dịp Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và theo kế hoạch, cuộc bầu cử thành viên mới sẽ diễn ra tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York ngày 11/10, các tổ chức phản động ở nước ngoài điên cuồng tiến hành các hoạt động chống phá đến cùng.

Trên trang facebook của Việt Tân ngày 11/10/2022 có đăng bài viết “TBT Việt Tân Hoàng Tứ Duy: csvn không xứng đáng là thành viên của hội đồng nhân quyền LHQ” với nhiều luận điệu xuyên tạc và thô thiển có nội dung cố tình bôi nhọ, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Thủ đoạn chống phá của chúng rất tinh vi sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook “nhào nặn”, “vá víu” các sự kiện, tư duy ngụy biện xảo trá, đánh tráo khái niệm, suy diễn méo mó làm ảnh hưởng xuyên tạc lịch sử của dân tộc ta, chống phá chúng ta.

Lợi dụng buổi họp báo của tổ chức UN Watch vào ngày 03/10, tên trùm phản động “TBT Việt Tân” Duy đã chia sẻ về cái gọi là “tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam” để kêu gọi các thành viên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc không bầu cho Việt Nam; chúng ra sức phủ nhận thành tựu nhân quyền ở Việt Nam với “rất nhiều vụ đàn áp bắt giam các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, các nhà báo độc lập, những người dân lên tiếng về sự bất công…”; chúng cho rằng “vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là để có thể tiếp tục che giấu, gian dối về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam”.

Nhân quyền - chiêu bài quen thuộc của Việt Tân

Trước hết, chúng ta cần nhận thức rõ bản chất của bọn Việt Tân là tập hợp của một số đối tượng của chính quyền Sài Gòn cũ lưu vong vẫn hận thù cách mạng Việt Nam. Được sự hà hơi, tiếp sức của các cơ quan đặc biệt nước ngoài và bọn phản động quốc tế, chúng cam tâm làm tay sai, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, đã tiến hành nhiều âm mưu và hoạt động thâm độc, hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm lật đổ chế độ ở nước ta hiện nay. Chúng luôn tìm mọi cách để xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, thậm chí xem đó là phương thức tồn tại và hoạt động.

Vẫn là những chiêu trò đã cũ rích, lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, bọn chúng ra sức phủ nhận thành tựu, thực tiễn các giá trị lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng về dân chủ, nhân quyền với những luận điệu như kích động vấn đề dân tộc thiểu số; xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo, ngăn cản tự do ngôn luận, tự do hội họp; lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, sơ hở, thiếu sót trong quản lý, điều hành đất nước hoặc những vấn đề bức xúc, khiếu kiện kéo dài chưa được giải quyết để lôi kéo, kích động nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất an ninh trật tự, xã hội… cổ súy, tán dương với những nhân vật hoạt động chống đối Nhà nước, vi phạm pháp luật; thường xuyên phác thảo ra những bản báo cáo, phúc trình xuyên tạc tình hình nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam. Có thể thấy rõ, những thủ đoạn đổi trắng, thay đen, bóp méo xuyên tạc lịch sử nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam của bọn Việt Tân không phải chiêu trò mới mà đã thuộc về bản chất của chúng.

Thứ hai, chúng ta cần khẳng định rõ những thành tựu đã đạt được về lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam trong thời gian qua. Điều này được thể hiện rõ nét qua công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Chính phủ đã triển khai hành động kịp thời, quyết liệt, coi việc bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người dân là ưu tiên cao nhất trong mọi chính sách, chương trình hành động; nỗ lực đẩy mạnh vấn đề an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Cộng đồng quốc tế đã ca ngợi, ghi nhận Việt Nam như là hình mẫu trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Kết quả này có được là nhờ sự nỗ lực hành động về quyền con người, luôn đặt con người làm trung tâm trong mọi chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Chỉ số phát triền con người (HDI) ở Việt Nam đã tăng 45,8% trong giai đoạn 1990 – 2019, đưa Việt Nam nằm trong danh sách các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới. Theo Báo cáo chỉ số hạnh phúc của LHQ năm 2020, Việt Nam đứng thứ 83/156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 11 bậc so với năm 2019. Các chuyên gia LHQ nhận định, chỉ số của Việt Nam đã tăng vượt bậc, bắt nguồn từ những ưu tiên, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng, phát triển quyền con người, thúc đẩy bình đẳng xã hội. Cùng với đó, các thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những điểm sáng của Việt Nam và được quốc tế ghi nhận. Năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo”, về đích trước 10 năm so với thời hạn (thời hạn là năm 2015). Việc triển khai giảm nghèo bền vững hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm còn khoảng 2,7%.

Vì vậy, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là hoàn toàn xứng đáng, khẳng định được vị thế, uy tín của Việt Nam, đã thể hiện mong muốn của nước ta trong việc đóng góp vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người chứ đâu phải như luận điệu về việc “tiếp tục che giấu, gian dối về tình trạng nhân quyền” mà tên Hoàng Tứ Duy rêu rao.

Là những người công dân Việt Nam chúng ta cần nhận thức rõ những động cơ xấu của bè lũ Việt Tân và các thế lực thù địch. Đồng thời, cần xây dựng lập trường bản lĩnh chính trị tư tưởng kiên định, vững vàng, cần thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm, sai trái, xuyên tạc, vu khống, phủ nhận thành tựu về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ và thực hiện phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

TIẾN THÀNH

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG