Saturday, October 12, 2024

Chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam được khẳng định xứng đáng là thành viên tích cực của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc

Thời gian qua trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều quan điểm chống phá sự kiện chính trị Việt Nam tham gia ứng cử thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc với những luận điệu bịa đặt, bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín, phủ nhận nỗ lực, tích cực của Việt Nam tham gia các hoạt động hợp tác trên trường quốc tế. Nhưng, Việt Nam vẫn mãi là nước được thế giới đánh giá cao về mọi hoạt động trong đó có lĩnh vực nhân quyền. Sự kiện Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vừa qua đã khẳng định về vị thế và uy tín của nước ta với thế giới

Chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam được khẳng định xứng đáng là thành viên tích cực của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc

Ảnh: Internet

Trên thực tế ở Việt Nam, cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo từ đầu thế kỷ XX đến nay không có mục đích gì khác hơn là giành và giữ các quyền con người cho toàn thể dân tộc và cho mỗi người dân Việt Nam. Sự quan tâm và thúc đẩy các quyền con người luôn là ưu tiên của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được phản ánh nhất quán và xuyên suốt trong mọi chính sách, luật pháp của Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay.

Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới căn bản, nhất là những quy định về quyền con người và quyền công dân. Từ vị trí thứ năm, Chương Quyền công dân của Hiến pháp năm 1992 được chuyển lên vị trí thứ hai trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện sự quan tâm vượt bậc, cũng như nhận thức của các nhà lập hiến Việt Nam về tầm quan trọng của quyền con người và quyền công dân.

Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, quá trình soạn thảo Chương về Quyền con người và quyền công dân đã được tham khảo, đối chiếu một cách tương đối toàn diện với tiêu chuẩn của các quy định nhân quyền của các Công ước quốc tế, mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Cho đến ngày nay Việt Nam là một trong những quốc gia vươn lên mạnh mẽ trong vấn đề bảo đảm quyền con người, được Liên hợp quốc thừa nhận. Theo giới quan sát quốc tế cũng phải thừa nhận rằng, các quyền được sống, quyền có ăn, ở, học hành, làm việc và quyền tham gia về chính trị, văn hóa; quyền về giáo dục, đào tạo; chăm sóc sức khỏe; quyền tự do kinh doanh hay những quyền tự do ứng cử, đề cử thể hiện quan điểm trong xã hội… Bảo đảm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật rất rõ ràng. Từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau chiến tranh, Việt Nam đã trở thành một nước phát triển trung bình với 70% người dân được đảm bảo một cuộc sống ổn định, trong đó 13% người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, Việt Nam là một trong những nước đã thực hiện thành công trước thời hạn nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Lần đầu tiên Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 11/2013 và chính thức trở thành thành viên hội đồng vào tháng 1/2014, nhiệm kỳ 2014-2016. Thời điểm đó, Việt Nam đạt đến 184/192 phiếu, là nước có số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới. Chính điều này cho thấy vị thế, uy tín và khẳng định thành quả đất nước trong lĩnh vực bảo đảm nhân quyền nhiều thập niên qua, nhất là với các quyền dân sự – chính trị, kinh tế – xã hội và văn hóa…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu quán triệt sau đợt mưa lũ lịch sử ở các tỉnh miền Trung năm 2020: Không để người dân bị đói, bị rét, phải ở trong cảnh “Màn trời chiếu đất”. Nhà nước đã hỗ trợ khẩn cấp 11.500 tấn gạo và hàng trăm tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương, đồng thời phát động chiến dịch quyên góp trên khắp đất nước, hỗ trợ người dân miền Trung sớm ổn định lại cuộc sống sau mưa lũ. Những quyết sách của Đảng và Nhà nước trước thiên tai, dịch bệnh đã góp phần bảo vệ các quyền con người, cho thấy nỗ lực và quyết tâm trong việc chăm lo đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của người dân với chế độ. Cùng với việc bảo vệ quyền con người của người dân trong nước, Việt Nam cũng tích cực cùng cộng đồng quốc tế tăng cường đảm bảo an toàn cho người dân trên toàn thế giới trước dịch bệnh, thiên tai.

Ngày 22/2/2021, phát biểu tại phiên họp cấp cao mở đầu Khóa họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh một lần nữa nhắc lại các tiền đề, cơ sở nền tảng, điều kiện để Việt Nam có thể “tự tin” ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Đó là hàng loạt chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch và thực hiện mục tiêu “kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân vừa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm vấn đề an sinh xã hội để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Trong bài phát biểu, đồng chí Phạm Bình Minh đề cập đến những đóng góp của Việt Nam cho nỗ lực chung của thế giới ứng phó với đại dịch Covid-19. Cụ thể, Việt Nam đã hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế cho hơn 50 nước và đối tác quốc tế, đề xuất và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết chọn ngày 27/12 là Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh với mục đích nâng cao nhận thức về việc phòng ngừa và ứng phó các dịch bệnh trên toàn cầu.

Dẫn chứng trên báo Washington Times ngày 21/9 đã đăng bài viết Việt Nam xứng đáng “có ghế” tại Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Trong đó ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Theo bài viết, Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao tại Liên hợp quốc với việc cử cán bộ tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, là thành viên tích cực trong các cuộc đàm phán nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ưu tiên của Liên hợp quốc.

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 của Việt Nam cũng ghi nhận nhiều kết quả, bao gồm việc cung cấp khẩu trang và thiết bị y tế cho các quốc gia ít được hỗ trợ.

Việt Nam hiện là điều phối viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hội đồng Nhân quyền. Việt Nam cũng đã hoàn thành Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Hội đồng nhân quyền và đang tiến hành những khuyến nghị cho UPR chu kỳ 3.

Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm tới các Công ước quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Việt Nam hiện là thành viên của 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Theo Ban Tôn giáo chính phủ, các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng phát triển rộng rãi. Đến năm 2020, Việt Nam có 43 tổ chức của 16 tôn giáo khác nhau.

Bài viết tổng kết rằng, kể từ khi chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc vào tháng 9/1977, Việt Nam đã đóng góp hiệu quả vào hoạt động của Liên hợp quốc trong xây dựng hòa bình, phát triển và đảm bảo quyền con người.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng mới lên tiếng sau khi một số tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối việc Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 22/9/2022, bà Hằng nói rằng “chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, với định kiến xấu mà một số tổ chức nước ngoài đã đưa ra về tình hình Việt Nam”.

Nữ phát ngôn viên này cũng khẳng định lại “chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người”. “Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật có liên quan. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người thời gian vừa qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao”, bà Hằng nói, theo nội dung cuộc họp báo hôm 22/9.

Người phát ngôn này cũng nhắc tới việc hồi tháng Ba, “Việt Nam đã công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III” và bà cho rằng điều đó “thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, sự minh bạch và sự nghiêm túc của Việt Nam đối với cơ chế UPR nói riêng và trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người nói chung”.

“Việt Nam luôn tích cực thể hiện tinh thần hợp tác với các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đồng thời cũng thường xuyên duy trì các cơ chế đối thoại nhân quyền song phương với một số nước; sẵn sàng cung cấp, trao đổi về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau”.

Việt Nam đã là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, như vậy Việt Nam có cơ hội đóng góp thêm vào công tác thúc đẩy và bảo đảm quyền con người trên thế giới.

THÀNH DƯƠNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG