Rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan mà các đám cháy vẫn cứ xảy ra trong thời gian gần đây gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân. Những vụ cháy nổ liên tiếp xảy ra trong thời gian ngắn đã gây ra sự rúng động và thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Lợi dụng vấn đề này, các phần tử phản động đã tìm mọi cách để phóng đại, vu khống Đảng và Nhà nước ta…
Những ngày qua, trên trang Facebook của Việt Tân xuất hiện bài viết với tiêu đề “ TRÊN CHÁY, DƯỚI NGẬP” tác giả Amy Truc Tran. Luận điệu mà tác giả đưa ra chỉ đơn giản là nhắc lại các đám cháy gần đây trong cả nước bằng các hình ảnh được sưu tầm trên các trang báo. Có lẽ dư luận xã hội sẽ trân trọng và quan tâm nếu như thông qua các vụ cháy đó, Amy Truc Tran đưa ra những lời cảnh tĩnh, nhắc nhở ý thức người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, trách nhiệm với cháy nổ và hướng dẫn mọi người chấp hành nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Nhưng có lẽ với ý thức phản động đã ngấm vào máu, hệ tư tưởng đã bị bôi đen bởi đồng tiền mà Amy Truc Tran bất chấp, cố tình lái người đọc sang nguyên nhân của các vụ cháy, nhận định đất nước ngày càng “hoang tàn” và cho rằng đó là do “Sự lãnh đạo và quản lý yếu kém của Đảng và Nhà nước cộng sản”.
Rõ ràng đây là một lập luận viển vông, một sự vu khống vô cùng trắng trợn. Bởi vì:
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác phòng chống cháy nổ. Trong cơ chế lãnh đạo, quản lý và điều hành đất nước Đảng và Nhà nước đã ban hành luật phòng cháy chữa cháy và các Nghị định, hướng dẫn thực hiện việc phòng cháy chữa cháy như Nghị định 144/2021/NĐ-CP, 42/2020/NĐ-CP, 136/2020/NĐ-CP… Các văn bản Pháp luật này đã quy định rất rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh, các lỗi vi pham và các hình thức xử lý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Từ khi được ban hành, các văn bản trên đã phát huy được vai trò, luôn là kim chỉ nam, là khuôn thước, là cơ sở pháp lý để các tập thể, cá nhân khi thực hiện các hoạt động trong xã hội phải tuân theo để hài hòa lợi ích công việc của cá nhân với bảo đảm an toàn cháy nổ cho cộng đồng. Đồng thời đó cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng ban hành, hướng dẫn thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy cụ thể và xử lý các hành vi vi phạm.
Thứ hai là Nhà nước ta duy trì đầy đủ các lực lượng phòng chống cháy chữa cháy bao gồm: Lực lượng dân phòng; Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở; Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tổ chức chặt chẽ ở các địa phương, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp… với cơ cấu số lượng theo điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi bổ sung năm 2013). Các lực lượng phòng cháy chữa cháy luôn phát huy được vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy, đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức người dân, phát huy sức mạnh của mọi thành phần, lực lượng tham gia phòng cháy và chữa cháy, làm giảm thiểu nguy cơ gây cháy nổ và thiệt hại về người và tài sản cho Nhà nước và nhân dân.
Thứ ba là các đám cháy xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ quan có, khách quan có. Công nhận rằng có một phần nguyên nhân từ sự quản lý yếu kém của một số tổ chức, cơ quan nhà nước ở một số địa phương hoặc do sự buông lỏng quản lý, tha hóa của một số cá nhân làm công tác phòng cháy chữa cháy. Nhưng điều đó không phổ biến. Mà nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý chủ quan, ý thức chấp hành quy định phòng cháy chữa cháy của người dân chưa cao, thực hiện nhiều hành vi dẫn đến nguy cơ cháy nổ như: tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu, nối dây dẫn điện tùy tiện, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không ngắt điện trước khi rời khỏi nhà; thắp nhang thờ cúng, đốt vàng mã nhưng không chú ý kỹ khu vực xung quang; bố trí vật dụng sinh hoạt trên lối thoát nạn hoặc thang bộ, cửa đi, chưa trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ… Chính những điều đó là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây nên và làm tăng mức độ thiệt hại của các đám cháy gần đây.
Thiết nghĩ ngoại trừ các nguyên nhân do thiên tai, thì phần lớn các nguyên nhân trực tiếp do ý thức của mỗi chúng ta. Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng dù có làm tốt công tác quản lý, tổ chức chặt chẽ đến mức nào chăng nữa cũng không thể kiểm soát hoàn toàn mọi hoạt động của người dân. Một đám cháy lớn đôi khi chỉ xuất phát từ một tàn thuốc nhỏ do sự bất cẩn của một ai đó. Ngay ở nước Mỹ, là một nước phát triển, có nền khoa học tiên tiến, “điển hình cho sự lãnh đạo tuyệt vời của Nhà nước tư bản”, là xứ sở thiên đường mà các “đồng nghiệp” của tác giả vẫn thường tung hô, ca ngợi vẫn thường xuyên xảy ra các vụ cháy nổ, trong đó có nhiều vụ cháy nổ lớn gây rúng động cả thế giới như: Vụ nổ lớn xảy ra tại nhà máy hóa chất phía bắc Illinois phải mất vài ngày mới dập tắt được, Nổ lớn tại khu căn hộ ở quận Bronx, Cháy nổ lớn tại thành phố New York khiến nhiều người thương vong…. Thì rõ ràng lập luận của tác giả là “tự cắn vào lưỡi”. Mỗi người dân chúng ta cần tuân thủ luật pháp, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phòng chống cháy nổ và cảnh giác với các lập luận xảo trá với các thế lực thù địch.
THANH NGỌC
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: