Wednesday, September 18, 2024

Con đường phản quốc của Khánh Ly – sự tráo trở dù được Nhà nước Việt Nam tha thứ như thế nào

Giọng hát Khánh Ly gắn liền với nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ được nhiều người mến mộ. Thế nhưng, Khánh Ly hầu như không giữ gìn tình cảm của khán giả dành cho mình. Sau khi rời Việt Nam sang định cư tại Mỹ, Khánh Ly liên tục có những hoạt động chống quê hương bằng nhiều hình thức khác nhau.

Con đường phản quốc của Khánh Ly – sự tráo trở dù được Nhà nước Việt Nam tha thứ như thế nào

Khánh Ly tên thật là Nguyễn Lệ Mai, sinh ngày 6-3-1945 tại Hà Nội. Năm 1954, Khánh Ly theo mẹ di cư vào miền Nam. Năm 1962, mụ bắt đầu hát tại các phòng trà Sài Gòn. Khánh Ly gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Đà Lạt. Phát hiện giọng ca đặc biệt của cô ca sĩ trẻ, Trịnh Công Sơn đã mời Khánh Ly về Sài Gòn. Khánh Ly xuất hiện trong làng ca nhạc những năm đầu của thập niên 60 với những bài hát được “đo ni đóng giày”.

Vẫn xác định ở lại VN. Nhưng sau khi được tin người chồng là lính ngụy đã tử trận, nghe lời người thân khuyên, Khánh Ly ôm ba đứa con lên một chiếc ghe nhỏ tạm lánh ra khơi chờ tình hình yên ổn sẽ về, nhưng chiếc ghe đã đưa cả đoàn người vượt biển sang Mỹ. Sang đến “miền đất hứa”, Khánh Ly phải làm nhiều việc rất vất vả để kiếm tiền nuôi con. Về sau, Khánh Ly sang được một cái sạp nhỏ để bán hàng nhưng cũng thua lỗ. Trong lúc túng bấn, Khánh Ly gặp và kết hôn với N.H.Đ, là chủ bút tờ báo Hồn Việt, một trong số những tờ báo của người Việt xuất hiện đầu tiên tại hải ngoại với những bài viết chống đất nước khá quyết liệt.

Trong thời gian sống và biểu diễn tại Mỹ, Khánh Ly thường xuyên tham gia nhiều chương trình ca nhạc chống Việt Nam của số văn nghệ sĩ phản động tại hải ngoại, tham gia nhiều cuộc biểu tình của những hội đoàn cực đoan. Mụ còn là thành viên tích cực vận động quyên góp tiền giúp đỡ lính Việt Nam cộng hòa, thực hiện nhiều chương trình ca nhạc, CD, VCD, điện ảnh, viết báo chống Cộng.

Với quan điểm nhân đạo và đại đoàn kết dân tộc, nhà nước VN vẫn đồng ý cho Khánh Ly và gia đình về nước thăm quê hương và thân nhân. Mỗi lần về Việt Nam với mục đích thăm chị ruột, Khánh Ly đều bộc bạch: “rất buồn về những việc làm không tốt trước đây và muốn quên đi quá khứ” và thừa nhận những việc làm của mình đối với đất nước trong khoảng thời gian từ 1975-1985 là không thể chối cãi được. Khánh Ly cho biết thực tâm mụ rất buồn khi phải rời Việt Nam, thanh minh những hoạt động của bản thân ở nước ngoài là “do hoàn cảnh và sức ép của các nhóm chống Cộng cực đoan tại hải ngoại”. Mụ cũng cam đoan “nếu được về nước biểu diễn sẽ sẵn sàng dùng ngòi bút của mình để phản bác lại những tổ chức chống Cộng ở hải ngoại”.

Tuy nhiên, khi về Mỹ, Khánh Ly phủi hết những gì mình đã ân hận. Trong quá trình biểu diễn tại hải ngoại, bên cạnh những tuyên bố, nhận xét, Khánh Ly còn thường xuyên trình bày, biểu diễn những bài hát chống Cộng. Trong chương trình VCD 30 năm viễn xứ do Thúy Nga Paris Bynight sản xuất, Khánh Ly hát những câu như thế này: “Ba mươi năm cuộc tương tàn, người giết người không kịp mở mắt, nửa nước này cố giết một nửa nước kia để lập chiến công”. Cũng trong chương trình này, mụ ta cùng với Thế Sơn, Thái Hòa tam ca bài hát: “Tôi bỏ nước đi để tránh hai chữ tội đồ, anh trả tự do bằng máu xương, em đổi bằng thân xác, vì tự do, ta mang đời lưu vong”. Trong chương trình Huyền thoại Lê Minh Bằng cực kỳ phản động do Asia phát hành, Khánh Ly cũng không từ bỏ “cơ hội” tham gia.

Tại hải ngoại, Khánh Ly lôi kéo một số ca sĩ trẻ đứng về phía mình, điển hình là Thế Sơn, một người sinh sau đẻ muộn, trưởng thành từ cái nôi âm nhạc trong nước nhưng lại thường xuyên mặc trang phục và hát bài ca ngợi lính Việt Nam cộng hòa. Nhiều nghệ sĩ hải ngoại nhận xét Khánh Ly là ca sĩ thích nổi loạn, thường có quan điểm chống đối chính phủ ngay từ trước năm 1975.

Ngày 20-2-2004, tại khách sạn Capital Hilton, Washington DC, Khánh Ly và Nam Lộc trong vai trò người dẫn chương trình biểu diễn mang tên “Xin đừng quên tôi” do Trịnh Hội và Nguyễn Đình Thắng tổ chức, đã đề nghị Bằng Kiều xé lá cờ đỏ sao vàng trước mặt khán thính giả.

Ngày 24-11-2002, tại khu Little Sài Gòn, bang California, Khánh Ly có mặt trong đại nhạc hội Tạ ơn chiến sĩ tự do kỳ 2 gây quỹ để xây dựng “tượng đài chiến sĩ tự do Việt Mỹ”. Tại đây, Khánh Ly hùng hồn tuyên bố: “Tôi rất hân hạnh được cùng các anh chị em xuống đường để chúng ta bắt đầu phát động chương trình góp một bàn tay để bước qua giai đoạn thứ hai là kết thúc công việc xây dựng tượng đài. Tôi nghĩ là mặc dù có trễ nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta cũng tiến hành đến bước cuối cùng, đây cũng là một cái nhà của tất cả những người đã hy sinh cho chúng ta trên quê hương. Tôi chắc là anh hồn của những chiến sĩ đó muốn theo chúng ta qua bên này, ở xứ sở tự do và không có cộng sản. Tôi mong là tất cả mọi người cùng đóng góp để chúng ta có nơi chốn gặp nhau, nơi chốn xứng đáng để thắp hương, để treo lá cờ vàng ba sọc đỏ. Và những người ngoại quốc nữa, họ cũng đến để tưởng nhớ lại những người bạn cùng chiến đấu với họ trong cuộc chiến vừa qua”.

Trong dịp này, Thế Sơn cũng mạnh miệng: “Thế Sơn thấy việc xây dựng tượng đài ở ngay thủ đô của người tị nạn này rất là cần thiết. Thế Sơn thấy ở thủ đô tị nạn này phải có một công viên, có tượng đài, phải có một lá cờ Việt Nam cộng hòa vĩnh viễn tung bay!”.

Mới đây nhất, trong chương trình Huế – Sài Gòn – Hà Nội do trung tâm ca nhạc Thúy Nga thực hiện, Khánh Ly cũng xuất hiện trong nhạc kịch có tên gọi nhạc kịch Huế Mậu Thân. Trong đó, trên nền sân khấu là chiếc cầu Trường Tiền đổ sập, Quang Lê rên rỉ bài hát Những con đường trắng của Trầm Tử Thiêng, Tô Kiều Ngân với hình ảnh minh họa là những người dân mặc đồ tang trắng lê lết trên sân khấu (?!). Để tô đậm dụng ý xuyên tạc sự kiện lịch sử này, những người dàn dựng chương trình còn đưa cả một em bé mới chừng vài tháng tuổi lên sân khấu khóc oe oe nom rất khó coi! Ngay sau đó, Khánh Ly xuất hiện, nức nở hát Bài ca dành cho những xác người trên phông nền tang thương ấy.

Dù đã vượt biên rời khỏi Việt Nam nhưng Khánh Ly cũng như tất cả mọi người Việt trên thế gian vẫn đau đáu một niềm thương nhớ quê hương trong tim. Mong muốn quay về Việt Nam hát, Khánh Ly và gia đình vẫn thông qua một số trung tâm, tổ chức biểu diễn trong nước xin phép về nước biểu diễn. Tuy nhiên, thực tế diễn ra hoàn toàn khác. Ngay khi rời quê nhà, bao giờ cũng vậy, Khánh Ly lại tiếp tục trở mặt.

Không chỉ Khánh Ly, hiện đang có cả những nghệ sĩ thành danh từ trong nước, được nuôi dưỡng tài năng, được phong tặng các danh hiệu cao quý, cũng có những bước đi lầm đường lạc lối, hung hăng tuyên bố những quan điểm phản động. Cơ quan hữu trách của Việt Nam cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng hơn nữa, phải ngưng cấp phép biểu diễn trong nước, tước danh hiệu của những người này khi cần thiết./

—–

E268

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG