Sunday, October 6, 2024

Một “đại dịch” nhức nhối đang tồn tại ở Trung Quốc

Không chỉ Covid-19, tại Trung Quốc, việc bình đẳng giới từ lâu đã trở thành đại dịch còn nhức nhối và bất cập hơn cả. Nhất là những nội dung liên quan việc ủng hộ bình đẳng luôn bị hạn chế, đặc biệt những vụ việc liên quan đến bạo lực với phụ nữ luôn bị xem nhẹ quá mức.

Một “đại dịch” nhức nhối đang tồn tại ở Trung QuốcTrung Quốc “đội sổ” trong bảng xếp hạng các quốc gia về bình đẳng giới

Khi một phụ nữ Trung Quốc có tiếng trong phong trào #MeToo đưa vụ việc liên quan tới một người đàn ông quyền lực ra tòa, chính bị cáo – chứ không phải người tố cáo – bị coi là nạn nhân.

Khi 4 phụ nữ bị nhóm đàn ông đánh đập dã man sau khi quấy rối không thành, trọng tâm câu chuyện xoay từ bạo lực trên cơ sở giới sang bạo lực băng đảng.

Và khi vụ bà mẹ 8 con bị xích vào tường nổ ra, chủ đề bàn tán là sức khỏe tâm thần của cô, chứ không phải là việc cô bị giam cầm.

Những vụ việc tương tự lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc ban đầu gây ra làn sóng phẫn nộ vì bạo lực với phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chủ đề nhanh chóng bị “chìm xuồng”.

Bình đẳng giới “dỏm”

Trung Quốc từ lâu đã thúc đẩy bình đẳng giới như một trong những nguyên lý cốt lõi. Tuy nhiên, khi chủ đề về bất bình đẳng giới lan rộng trên toàn quốc, giới chức rất ít khi mạnh tay giải quyết những lời kêu gọi yêu cầu trách nhiệm giải trình.

Một “đại dịch” nhức nhối đang tồn tại ở Trung QuốcNhững bình luận nói về phán quyết của tòa án trong vụ Zhu Jun cáo buộc tấn công tình dục đều bị “bịt miệng”.

Do lo sợ bất ổn, giới chức trách Trung Quốc thường tìm cách để ngăn chặn chỉ trích, đồng thời khuếch đại những bình luận ủng hộ chủ đề hòa hợp xã hội.

Lo lắng trước những quan điểm bất đồng về bạo lực với nữ giới vượt ngoài tầm kiểm soát, các quan chức đã tìm cách thu hẹp không gian tranh luận. Chiến thuật này gần đây được sử dụng để kiểm soát những cuộc thảo luận xoay quanh một trong những vụ #MeToo nổi tiếng nhất Trung Quốc.

Vào tháng 8, Zhou Xiaoxuan thua kiện người dẫn chương trình nổi tiếng Zhu Jun. Cô Zhou buộc tội người đàn ông này quấy rối tình dục khi cô còn là thực tập sinh. Cô Zhou lần đầu nói về trải nghiệm của mình vào năm 2018 và điều này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ khác.

Rất đông người ủng hộ đã tới gặp cô tại tòa án. Không lâu sau, cô Zhou bị cấm truy cập MXH Weibo. Những bình luận tích cực về cô cũng biến mất.

“Giới chức trách không muốn người dân tạo hashtag, tự do thảo luận về #Metoo”, Liu Lipeng – người làm việc tại Weibo năm 2011-2013 – chia sẻ.

Tại phiên tòa đầu tiên, thẩm phán tuyên bố cô Zhou không đủ bằng chứng chống lại Zhu. Phán quyết tương tự được đưa ra hôm 10/8. Cô Zhou cho biết các thẩm phán không cho cô đủ thời gian để trình bày chi tiết các cáo buộc, đồng thời bác bỏ nỗ lực đưa thêm bằng chứng của luật sư.

Một “đại dịch” nhức nhối đang tồn tại ở Trung QuốcZhou Xiaoxuan (trái) và những người ủng hộ

“Liệu có hợp lý không khi nếu hành vi quấy rối tình dục xảy ra trong không gian kín, chỉ cần bên kia phủ nhận hoàn toàn, và khi không có video ghi lại toàn bộ vụ việc, thì phụ nữ chỉ có thể im lặng và không thể đi tìm công lý?”, cô Zhou nói hồi tháng 8.

Nhiều người chỉ trích cô trên mạng xã hội, cáo buộc cô “bịa ra chuyện” để hủy hoại đời danh tiếng của Zhou Zhu. Weibo kiểm duyệt và hiển thị nhiều bình luận ủng hộ quyết định của tòa án, trong khi xóa những dòng ca ngợi cô.

Nam MC chưa bao giờ xuất hiện trước tòa, nhưng bên ngoài tòa án, “Zhu Jun được đội ngũ kiểm duyệt bảo vệ”, Huang Simin – luật sư nhân quyền từng làm các vụ việc liên quan đến bạo lực giới ở Trung Quốc – cho biết.

Trong khi đó, “cô Zhou bị kiểm duyệt dù muốn lên tiếng. Cô ấy trở nên vô hình và không tồn tại”, bà Huang nói.

Zhu phủ nhận cáo buộc và kiện cô Zhou vì tội phỉ báng.

Khi người bị hại không được xem là nạn nhân

Chủ đề nữ quyền càng trở nên nhạy cảm hơn khi giới chức Trung Quốc từng khuyến khích phụ nữ chấp nhận vai trò về giới truyền thống và sinh thêm con khi Trung Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học. Những phụ nữ viện dẫn bất bình đẳng giới bị coi là “gây rối”.

Một “đại dịch” nhức nhối đang tồn tại ở Trung QuốcPhong trào biểu tình #Metoo diễn ra khắp Trung Quốc.

Năm ngoái, vận động viên quần vợt Bành Soái “bặt vô âm tín” trong gần một tháng sau khi đăng bài cáo buộc một cựu lãnh đạo cấp cao Trung Quốc quấy rối tình dục. Sau đó, cô nói rằng có “hiểu nhầm” và phủ nhận vụ việc.

Gần đây nhất, hồi tháng 6, vấn đề tương tự cũng xảy ra với những nội dung liên quan tới nhóm đàn ông đánh đập dã man phụ nữ ở thành phố Đường Sơn, khiến hai người phải nhập viện.

Đoạn video về vụ tấn công nhanh chóng lan truyền trên mạng, khiến người xem kinh hoàng và đặt ra câu hỏi về bình đẳng giới. Tuy nhiên ngay sau đó, chủ đề giới tính biến mất trong vụ việc này, mà thay vào đó họ bàn tán về an toàn cộng đồng.

Những ngày sau đó, truyền thông tập trung vào tầm quan trọng của việc loại bỏ bạo lực băng đảng ở Trung Quốc. Các bình luận trực tuyến gọi vụ tấn công “chỉ liên quan tới băng đảng” được lan truyền rộng rãi, trong khi những thông tin chỉ ra phân biệt giới tính bị xóa. Weibo xóa hơn 1.000 tài khoản, trong số đó có lý do “kích động xung đột giới tính”.

Bảo Trâm (Theo SCMP)

Nguồn: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG