Friday, December 13, 2024

Khủng hoảng năng lượng: ‘Tự bóp nghẹt’, nhiều ‘ông lớn’ ngành công nghiệp lần lượt đóng cửa, lối thoát nào cho châu Âu?

Mặt bằng chi phí mới đã “bóp nghẹt” công việc kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn cung năng lượng đang bị thiếu hụt trầm trọng, giá xăng dầu, khí đốt không ngừng thiết lập kỷ lục mới… Giới quan sát cho rằng, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang tự “bóp nghẹt” chính các ngành công nghiệp trong khu vực.

Khủng hoảng năng lượng: 'Tự bóp nghẹt', nhiều 'ông lớn' ngành công nghiệp lần lượt đóng cửa, lối thoát nào cho châu Âu?

Khủng hoảng năng lượng: ‘Nhiều ‘ông lớn’ ngành công nghiệp lần lượt đóng cửa, tiếp tục tự bóp nghẹt, lối thoát nào cho châu Âu? Trong ảnh: Nhà sản SKW Sticksoffwerke Piesteritz của Đức đóng cửa các chi nhánh trên khắp đất nước. (Nguồn: Die Zeit)

Doanh nghiệp đóng cửa, lao động mất việc, Eurozone đang rơi vào suy thoái?

Ở châu Âu, nguồn cung năng lượng đang bị thiếu hụt trầm trọng, trong khi môi trường giá lại liên tục thiết lập những kỷ lục mới. Hậu quả là các nhà máy công nghiệp lần lượt phải đóng cửa do chi phí quá cao, trong khi đời sống sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức lạm phát hai con số.

Slovalco, nhà cung cấp nhôm chính ở châu Âu, sẽ ngừng sản xuất ở Slovakia kể từ tháng Chín. Khoảng 300 nhân viên toàn thời gian và hơn 1.000 người từ các công ty phụ trợ sẽ mất việc làm.

Kể từ đầu năm, nhà máy này đã giảm 40% sản lượng kim loại nhẹ ban đầu. Bây giờ, công suất chủ yếu được ghi nhận trong các quá trình xử lý lại. Trước đó, việc đình chỉ hoạt động cũng đã được nhà máy kẽm Budel của Hà Lan thông báo.

Các nguồn năng lượng đắt đỏ cũng làm tổn hại đến ngành công nghiệp hóa chất. Công ty Chimcomplex khổng lồ của Romania đã dừng sản xuất các hợp chất polyols, octanol và isobutanol, vốn cần thiết cho việc sản xuất keo dán, chất bịt kín và sơn bóng.

Song song với đó, cuộc khủng hoảng năng lượng không bỏ qua các nhà sản xuất phân bón. Do giá khí đốt quá cao, nhà sản xuất ANWIL của Ba Lan đã không thể hoạt động và nhà sản xuất Yara của Na Uy cũng buộc phải giảm công suất tới 35%.

Tại Đức, nhà sản xuất SKW Sticksoffwerke Piesteritz đóng cửa các chi nhánh trên khắp đất nước. Người phát ngôn doanh nghiệp Christopher Profitlich cho biết chi phí khí đốt của công ty lên tới 30 triệu Euro mỗi tháng.

Theo người phát ngôn Christopher Profitlich, những chi phí mới đã “bóp nghẹt” công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo nhà máy đã sẵn sàng ngừng sản xuất hoàn toàn. Từ ngày 1/10 tới, 860 nhân viên có thể bị nghỉ việc và không có việc làm.

Các quan chức địa phương đã gióng lên hồi chuông báo động. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habek bị tấn công bởi những bức thư than phiền.

Việc SKW Sticksoffwerke Piesteritz ngừng hoạt động hoàn toàn có thể mang đến một thảm họa cho toàn bộ đất nước. Ngoài phân bón, công ty còn sản xuất Adblue, chất làm sạch khí thải động cơ diesel được lắp đặt trên hầu hết các xe tải ở Đức.

Các nhà phân tích cảnh báo nguy cơ khủng hoảng năng lượng sẽ làm giảm hơn 1/4 tổng công suất sản xuất phân đạm ở châu Âu.

Trong bối cảnh này, việc dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” đã sẵn sàng hoạt động có thể cứu vãn tình hình, song phương Tây kiên quyết nói Không.

“Cơ hội để tồn tại tốt hơn trong mùa Đông sẽ biến thành một thất bại chính trị nghiêm trọng”, Bộ trưởng Robert Habeck cho biết.

Vì vậy, để bảo vệ tham vọng của mình, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lại đang “bóp nghẹt” chính các ngành công nghiệp trong khu vực.

Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Lithuania và Latvia đang gặp vấn đề về bán hàng, với chi phí hàng hóa tăng vọt. Theo những người đứng đầu các liên minh có liên quan tại các nước cộng hòa Baltic thì “cho đến nay, chưa có giải pháp thay thế xứng đáng cho nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga”.

Việc nhập khẩu từ Na Uy, Trung Đông, châu Phi, cũng như đường biển từ Bắc Mỹ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của châu Âu. Do đó, sản lượng và GDP sẽ giảm”, Georgy Svirin, một chuyên gia về thị trường tài chính quốc tế cảnh báo.

Đồng quan điểm này, các chuyên gia thuộc tổ chức tài chính quốc tế UBS Group cũng chỉ ra rằng, nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đang rơi vào suy thoái. Họ ước tính các nền kinh tế trong khu vực sẽ suy giảm lần lượt 0,1% và 0,2% trong quý III và quý IV/2022. Song song với đó, lạm phát hàng năm ở châu Âu cũng đạt mức cao nhất trong 25 năm.

Đối với cái gọi là khí đốt thay thế, mới đây Na Uy đã từ chối giảm giá bán nhiên liệu xanh cho các nhà nhập khẩu châu Âu.

“Ở các nước đầu tàu, chẳng hạn như Đức, nhà nước vẫn đang hỗ trợ cho các công ty chủ chốt. Tuy nhiên ở các nước nghèo hơn, triển vọng của doanh nghiệp là rất đáng buồn”, Oleg Cherednichenko, Phó Giáo sư Khoa Lý thuyết kinh tế của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov, cho biết.

Phương Tây không có nhiều lựa chọn

Giá điện ở “Lục địa Già” đã tăng đáng kể từ mùa Xuân năm ngoái. Biểu giá tăng lên sau khi giá khí đốt đắt lên, vốn là nhiên liệu chính của hầu hết các nhà máy nhiệt điện. Nguyên nhân là do nguồn cung hạn chế trên thị trường và tỷ lệ lấp đầy các cơ sở lưu trữ ngầm ở EU thấp. “Đổ thêm dầu vào lửa” là nhu cầu mạnh mẽ về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á.

Chi tiêu cho các nguồn năng lượng đã bị phân tán bởi các lệnh trừng phạt chống Nga. Ngoài ra, tình trạng nắng nóng bất thường cũng buộc người dân phải sử dụng điều hòa nhiều hơn.

Thêm vào đó, sự cạnh tranh về LNG giữa châu Âu và châu Á ngày càng gay gắt – cả hai lục địa đều đang vội vàng tích trữ nhiên liệu trước mùa Đông. Kết quả là EU bắt đầu mua thêm khí đốt, từ đó đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng năng lượng.

Cộng hòa Czech, nước chủ trì Hội đồng châu Âu, đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của các Bộ trưởng năng lượng EU để thảo luận về các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng, theo Thủ tướng Petr Fiala thông báo.

Việc tăng giá nhiên liệu đánh vào túi tiền của không chỉ các nhà công nghiệp, mà cả những người dân châu Âu bình thường. Đối với người tiêu dùng ở Lithuania, Latvia và Estonia, giá điện đã đạt mức kỷ lục là 4.000 Euro cho mỗi Megawatt-giờ (tương đương 4 Euro cho mỗi kilowatt-giờ).

Trong những điều kiện này, phương Tây không có nhiều lựa chọn ngoài việc tiết kiệm chi phí sưởi ấm. Ví dụ, Đức đã đề xuất giảm nhiệt độ sưởi ấm tại các văn phòng và nơi công cộng xuống 19 độ C. Các quan chức cho biết, các tòa nhà mà người dân “không ở trong thời gian dài” hoàn toàn không cần phải sưởi ấm.

Trong khi đó, nhìn vào triển vọng của ngành công nghiệp châu Âu còn thấy đáng buồn hơn. Chi phí sản xuất phụ thuộc vào giá khí đốt và giá điện. Nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ buộc phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động, và điều này sẽ dẫn đến việc sa thải hàng loạt.

Nguy hiểm hơn, việc không có nguồn thu nhập cố định và môi trường giá cao tại các cửa hàng sẽ dẫn đến sự bùng nổ vấn đề kinh tế xã hội ở châu Âu.

Ngoài ra, việc tăng giá phân bón do gần 1/4 các nhà máy ở EU đóng cửa dẫn đến nguy cơ thu hoạch mùa vụ kém. Do đó đến năm 2023-2024, vấn đề thiếu lương thực trong khu vực có thể trở nên trầm trọng.

Nguồn: Tre làng

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG