Thursday, March 28, 2024

Vô danh, vô trách nhiệm và nhiệm vụ cấp bách của chúng ta

Năm 2013, một nữ sinh lớp 12 ở Đà Nẵng phải uống thuốc tự tử vì không chịu đựng được những lời thóa mạ, vụ khống trên mạng xã hội. Cũng thời điểm đó, ít nhất 2 nữ sinh ở Hà Nội và Đồng Nai cũng đã phải tự tìm đến cái chết vì những lời ác ý từ những người tự cho mình là “tòa án”. Điều đáng buồn là chỉ 1 trong 3 em nữ sinh được cứu sống. 2 em ra đi trong nỗi tức tưởi của tuổi mới lớn, trong tiếng khóc xé lòng của cha mẹ với câu hỏi đau đáu “ai trả lại con cho tôi?”.

Vô danh, vô trách nhiệm và nhiệm vụ cấp bách của chúng taNhững cái chết đau lòng vì không chịu nổi áp lực từ mạng xã hội ngày càng nhiều, gióng hồi chuông báo động về cách hành xử trên thế giới ảo.

Từ đó đến nay, đã 9 năm những câu hỏi xé lòng ấy ngày một nhiều và chồng chất khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Cha mẹ dù yêu thương con cái đến đâu cũng không thể ngày nào cũng đi theo sát và hiểu hết những mối đe dọa từ thế giới ảo mà con mình đang gặp phải. Để rồi những đứa trẻ 12, 13 tuổi thậm chí đã 17, 18 tuổi không đủ kỹ năng để ứng xử với những bình luận mang hàm ý “ném đá hội đồng”, cố tình mạt sát, thóa mạ của những kẻ núp sau bàn phím. Với suy nghĩ không ai biết, họ tha hồ like, tha hồ chia sẻ và bình luận dù chưa biết bản chất sự việc ra sao. Và sau đó là những cái chết tức tưởi, những điều dại dột không bao giờ có cơ hội được sửa chữa.

Từ đó đến nay, cũng rất nhiều chuyên gia tiến sĩ lên tiếng rằng, “đừng bao giờ ném đá bất kỳ ai. Vì sẽ làm méo mó hình ảnh của bản thân. Không chỉ vậy, còn khiến người khác bị tổn thương thể lý lẫn tinh thần. Và mạng xã hội tuy ảo nhưng thật, đôi khi những cái like, share hay comment có thể giết chết người“. Và sau đó là gì? sự việc không có chiều hướng giảm, thậm chí tăng lên chóng mặt. Giáo dục kêu gọi sự tự giác bất lực trong trường hợp này. Bởi góc tối của con người là vị kỷ là hơn thua, sự yếu kém dễ được này tỏ bằng cách lăng mạ người khác hơn là nỗ lực hoàn thiện bản thân. Nhất là khi họ nghĩ đằng sau bàn phím không biết mình là ai.

Một xã hội pháp quyền không chấp nhận bất cứ hành vi nào nhân danh tập thể, nhân danh lẽ công bằng chung chung để tự xử, đoạt mạng người khác. Thế nhưng thực tế điều đó đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên mạng xã hội.

9 năm người ta kêu gọi để tránh trường hợp đau lòng từ mạng xã hội, cần phải trang bị kiến thức cho bố mẹ, thầy cô. Thậm chí, cần xây dựng chương trình giáo dục an toàn mạng xã hội cho người lớn, giúp họ có nhận thức về bất cập, mối nguy hiểm của mạng xã hội và ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình. Vĩ mô quá, trong khi thực tế câu chuyện ở đây là việc răn đe. Sẽ chẳng ai dám quá khích nếu có rất nhiều trường hợp bị xử lý.

Mới đây, khái niệm “vô danh nên vô trách nhiệm” đã được Bộ Công an đưa ra trong nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy quyết tâm cao độ của bộ Công an trong việc ngăn chặn triệt để những kẻ núp sau bàn phím.

Và cái quan trọng nhất là tâm thế sẵn sàng hợp tác của chúng ta. Ai cũng căm phẫn những kẻ xấu nhưng đưa ra quy định để chống lại họ thì chần chừ không hợp tác. Nếu vậy thì những câu chuyện đau lòng này còn một sớ dài đằng sau nữa!

Công Luân

Nguồn: Cánh cò

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG