Bài tham khảo của Nguyễn Mạnh Quang: “Cướp Chùa, Chiếm Đất Xây Nhà Thờ Và Cướp Đoạt Ruộng Đất Của Nhân Dân”. Xin nói thêm, cho đến hôm nay, đồng bào công giáo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong đại gia đình các dân tộc có tôn giáo hay không có tôn giáo ở Việt Nam và ở đâu, thời kỳ nào, ở bộ phận nào cũng sẽ có người tốt kẻ xấu. Do đó, không vì một vài cá nhân có những hoạt động chống phá đất nước mà quy chụp, nghĩ xấu cho cả cộng đồng. Vì thế, mong bạn đọc có cái nhìn khách quan, tránh miệt thị làm tổn thương những người công giáo vừa kính chúa vừa yêu nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc.
***
Trích: CHƯƠNG 15
Tu sĩ Desmond Tutu, người chiếm giải Nobel về Hòa Bình vào năm 1994, đã nói: “Chúng tôi có đất đai và họ tới với cuốn Thánh Kinh của họ. Chúng tôi tin họ, cầm cuốn Thánh Kinh trên tay, nhắm mắt cầu nguyện. Khi chúng tôi mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Thánh Kinh và họ có đất đai của chúng tôi.”
(“We have our lands and they came here with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we opened our eyes, we have the Bible and they have our lands.”[i]
Chủ đề của chương này trình bày những thành tích của Giáo Hội La Mã về những hành động cướp chùa, chiếm đất xây nhà thờ và cưỡng đoạt ruộng đất của nhân dân ta trong thời kỳ 1862-1945.
CƯỚP CHÙA, CHIẾM ĐẤT ĐỂ XÂY NHÀ THỜ
Nói về thành tích cướp chùa và chiếm đất của Giáo Hội La Mã để xây nhà thờ trong thời gian từ khi Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cặp kè với Chúa Nguyễn Ánh vào giữa thập niên 1780 cho đến ngày 30/4/1975, tác giả Tường Minh – Chu Văn Trình ghi lại trong cuốn Rơi Mặt Nạ một số những vụ lừng danh với nguyên văn như sau:
1. Cướp đất Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang).
“Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang) ở thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương, nay là phố Nhà Thờ, Hà Nội, chùa xây từ thời nhà Lý. Năm Tự Đức (Thứ Ba) Canh Tuất 1850, sư trụ trì chùa là Giác Vượng quyên góp thập phương để tu sửa” [Ngô Đức Thọ: Tự Điển Văn Hóa Việt Nam, 1993, tr. 418.]
Ngày 8/5/1883 (dịp Phật Đản), thời Toàn Quyền Paul Bert, “nghĩa quân Sơn Tây dẫn quân Cờ Đen đánh mấy đồn dân Giáo (Da-tô) ở ấp Giáp Bát. Tối hôm sau (9/5/1883), dân Nghĩa Hội phối hợp với quân Sơn Dũng vây đánh lính tay sai của giặc ở nhà thờ Hàm Long là nơi giặc đã giao cho nhiều vũ khí để bảo vệ vòng ngoài cho chúng….
Sau đó đánh khu Nhà Chung, vào đến bên trong Nhà Thờ. Tức thì có tiếng súng từ các góc bắn ra. Cuộc chiến đấu trở nên ác liệt, bọn giặc chạy đến tượng đức mẹ chui vào cửa sau tượng rồi chạy sang chùa Bà Đá. Gồm 9 tên: ba linh mục Pháp là Cố Lan, Cố Mỹ, Cố Phước (Landais, (Rival, Bertrand), một quan một (thiếu úy) và mấy thủy thủ tầu Phăng Pha (Fanfare) cùng với con mụ Be (Beirie).” [Chu Thiên, Bóng Nước Hồ Gươm Quyền 2 (Hà Nội: Văn Học, 1985), tr. 121-123.]
Sau khi được vị sư trụ trì của chùa Bà Đá cứu mạng, bọn Gia-tô đã trả ơn nhà chùa bằng cách chiếm ruộng đất nhà chùa và của dân làng Phú Tô, chia hai cho Nhà Chung (Da-tô) và tên Jean Dupuis xây Nhà Thờ và nhà Gạch như hiện nay.”
2. Chùa Báo Thiên (Chùa Sùng Khánh Báo Thiên) ở Hà Nội bị Da-tô phá, cướp đất xây Nhà Thờ Lớn.
“Chùa Báo Thiên (Chùa Sùng Khánh Báo Thiên) ở phường Báo Thiên, Hà Nội xây dựng vào năm 1056 và Tháp Bảo Thiên 12 tầng xây vào năm 1057 trong đời Lý Thánh Tông. Cuối thời Lê (cuối thế kỷ 18) chùa bị hoang phế vì nạn Kiêu Binh. Đầu đời Tự Đức, Tổng Đốc Tôn Thất Bật theo nền chùa cũ xây sửa lại.
Năm 1883, cố đạo thực dân Puginier cấu kết với Tổng Đốc Hà Nội là Da-tô Việt gian Nguyễn Hữu Độ phá chùa, “thực dân Pháp lấy lô đất thuộc thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương để xây Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Vị trí chùa cũ ở vào khoảng bên phải Chùa Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hòan Kiếm Hà Nội.” [Ngô Đức Thọ Tự Điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam (Hà Nôi: NXB Khoa Học Xã Hội, 1993), tr 76, và Bùi Thiết, Từ Điển Hà Nội Địa Danh (Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin, 1993), tr 26-27.]
3. Chùa Lá Vàng (Lá Vằng) ở Quảng Trị bị Da-tô cướp đổi thành Nhà Thờ La Vang.
La Vang là tên gốc của làng Cổ Vưu có từ thời Nhà Lê, đến đời Gia Long đổi là phường Lá Vàng, nằm ở phía Tây đồn Dinh Cát, thủ phủ địa đầu của Việt Nam từ năm 1307, khi vua Chiêm Thành Chế Mân hiến dâng Nhà Trần hai châu Ô và Lý làm lễ cưới Huyền Trân Công Chúa. Hiện nay La Vang (Lá Vàng) thuộc xã Hải Phú, quận Mai Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, ở về phía nam Quảng Trị khoảng 6 km và ở về Bắc Phú Xuân (Huế) khoảng 58 km.
Năm 1797, “Vua Cảnh Thịnh Nhà Tây Sơn đã có lần bắt được mật thư của Nguyễn Ánh gửi Giám-mục Labarlette, xin giám mục tổ chức một đạo quân nội ứng gồm tín đồ Ki-tô Giáo tại chỗ, tiếp trợ cho lực lượng quân đội Pháp chỉ huy đánh từ ngoài vào.” (Le roi Canh Thinh des Tay Son intercepta un jour une lettre secrête que Nguyen Anh avait envoyé à Mgr Labarlette, lui demandant d’organiser à l’interieur une armée de chretiens) pour seconder les forces commandés par les francais.) – (Trần Tam Tinh , Dieu et César, Les Catholiques Dans Lihistore du Vietnam, 1978, p. 29).
Chính vì thế Nhà Tây Sơn buộc phải triệt hạ Da-tô, nên:
Ngày 17/8/1798, Vua Cảnh Thịnh ra sắc dụ cấm đạo Da-tô kể từ Phú Xuân đến Bắc Hà, vì đây chỉ là “đạo dạy mê tín, dối gạt dan chúng và đảo lộn trật tự xã hội.” [Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam [California: An Tiêm, 1991), tr. 309.]
Năm 1823, dưới triều Minh Mạng, chùa Lá Vàng thờ Phật Bà Quan Âm bị những người Da-tô cướp phá và đổi thành nhà thờ La Vang Phật Bà Quan Âm đổi thanh Ma ria đồng trinh.” [ii]
Ngoài những vụ ăn cướp chùa trên đây, sách này còn ghi nhận những hành động cướp đất và tiền bạc dưới đây cũng do Giáo Hội La Mã chủ trương, xin tóm lược như sau:
4. “Chùa Thiên Mụ xây năm 1601 bị Da Tô đánh cướp 32 pho tượng vàng y.”
5. Chùa Diệu Đế bị Da-tô cướp đất:
Năm 1885, Chính quyền Da-tô Thực Dân lấy Cát Tường Tư Thất làm sở đúc tiền và lấy Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường Thừa Thiên – lấy một tăng phòng làm Nhà Lao của tỉnh và một tăng phòng làm trụ sở cho trụ sở cho Khám Thiên Giám.
Năm 1887, chính quyền Da-tô triệt một số căn nhà khác trong chùa..
Năm 1910, chính quyền Da-tô lại triệt hạ Đào Nguyên và thay vào bằng hai nhà nhỏ thờ Kim Cang. [Nguyễn Quang Tuân, Những Ngôi Chùa Danh Tiếng, 1991, tr.115] .
6. Chùa Giác Hoàng bị cướp phá.
Chùa Giác Hoàng là “Một trong hai mươi thắng cảnh Thần Kinh đã được Vua Thiệu Trị làm thơ ca tụng có ghi trong Ngự Chế Thi Tập.”, đã bị Da-tô đánh cướp vào năm 1885.
7. Da-tô cướp chuông chùa – cướp đất nghĩa trang anh hùng Văn Thân – Cần Vương xây nhà thờ Da-tô.
Chuông nhà thờ Phát Diệm. “Đây là một quả chuông đồng pha vàng do Trần Lục ngày xưa đem quân đi đoạt ở một ngôi chùa nào xa lắm – đem về dâng nhà thờ Phát Diệm.” [Chu Thiên: Bão Biển,1978, tập1, tr 149.]
Nhà thờ Da-tô đối diện với Tòa Hành Chánh tỉnh Quảng Ngãi xây trên nền Nghĩa Trang các anh hùng liệt sĩ Cần Vương và Văn Thân.
8. Nhà thờ Lớn ở Sàigòn:
Nhà Thờ Lớn ở Sàigòn (hiện nay là nhà thờ Đức Bà, Vương Cung Thánh Đường) được xây trên nền một ngồi chùa bị phá. Sách “Sàigòn Năm Xưa” xuất bản năm 1960, trang 218, tác giả Vương Hồng Sển viết:
“Từ ngày Pháp chiếm Sàigòn, Đức Cha hành lễ tại một ngôi chùa hoang phế và sử tạm dùng làm thánh đường.”
Ngày 7/10/1877, Cố ĐạoThực Dân Colombert đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường tạm thành “nhà thờ Đức Bà” đến ngày 11/4/1880 lễ hoàn thành.
Ngày 7-8 tháng 12/1960, dưới thời Da-tô phản quốc Ngô Đình Diệm, Vatican phong cho nhà thờ lớn Sàigòn là “vương cung thánh đường”.
Da Tô Cướp Tài Nguyên Thời VNCH:
9. GM Nguyễn Văn Thuận ăn cướp đất ở bờ biển Hòn Chồng để xây Giáo Hoàng Chủng Viện.
10. Linh-mục Ngân ở Quảng Ngãi cướp đất của thị xã Quảng Ngãi để xây nhà thờ. Y cũng nuôi ý đồ cướp đất chùa Bút Tháp, âm mưu đang tiến hành thì chế độ Diệm đổ…
11. Linh-mục Vàng thuộc “Trung Tâm Nhân Vị” ở Vĩnh Long đã cắm thập ác trên núi Ngũ Hành trong phjam vi Chùa Non Nước với ý đồ cướp đất Chùa Non Nước.
12. Linh-mục Đinh Xuân Hải lấn đất của một ngôi chùa ở Hóc Môn (Nam Việt).
13. Giám-mục Ngô Đình Thục và Trần Lệ Xuân ăn cắp 18 tỷ đô la gửi vào ngân hành Vatican.” [iii]
Tất cả trong số 13 vụ cướp chùa, cướp đất xây nhà thờ và cướp của được nêu ra trên đây, có 8 vụ xẩy ra trước năm 1945 và 5 vụ xẩy ra trong những năm 1954-1975 ở miền Nam Việt Nam.
CƯỠNG ĐOẠT RUỘNG ĐẤT CANH TÁC
CỦA NHÂN DÂN TA TRONG THỜI KỲ 1862-1945
Tại Việt Nam, trong những năm 1862-1940, dựa vào chính quyền bảo hộ Pháp – Vatican, Giáo Hội đã cướp đọat được cả một khối bất động sản khổng lồ, đặc biệt là ruộng đất canh tác của nhân dân ta. Trong cái khối tài sản này, Giáo Hội đã chiếm đọat đến 25% (1/4) toàn thể diện tích ruộng đất trồng trọt ở Nam Kỳ, chưa nói đến ở Trung Kỳ và Bác Kỳ. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại rõ ràng trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:
“Việc phát triển Công Giáo trước hết là về mặt kinh tế. Nhằm tỏ lòng tri ân đối với các hoạt động thừa sai, ngày 28-8-1862, tức chỉ 2 năm sau khi chiếm được ba tỉnh ở Nam Kỳ, toàn quyền thực dân đã ra nghị định dâng “nhưng không cho Nhà Chung mạn Tây Nam Kỳ, hoàn toàn được chủ quyền về một sở đất tọa lạc tại Sàigon”. Đàng khác, mặc dầu có luật tách biệt nhà thờ khỏi nhà nước được bỏ phiếu vào năm 1905 và áp dụng tại “mẫu quốc” rồi, luật đó vẫn không bao giờ được công bố và áp dụng tại đất thuộc địa. Nhiều vụ nhượng đất đai đã được thực hiện cho Nhà Chung, chẳng hạn những năm 1923, 1926, 1927, 1929, 1930, 1931, không nói tới các vụ hiến đất “cách riêng tư”, một số quan người Pháp đã lấy đất công dâng cho Nhà Chung thể theo lòng đạo đức cá nhân của họ.
Năm 1939, tài sản của Nhà Chung thừa sai Pháp trị giá trên năm (5) triệu, tức năm mươi (50) triệu quan tiền Pháp. Trị giá đó là chính thức, nhưng theo các luật gia thuộc địa Caratini và Grandjean thì thấp hơn giá trị thực tế và không bao gồm tất cả các tài sản của Giáo Hội, vì đã bỏ ra ngoài các của cải các xứ đạo và nhiều pháp nhân giáo hội khác vốn có quyền sở hữu. Tài sàn Nhà Dòng Đa Minh Tây Ban Nha cũng rất quan trọng. Nói cho đúng, một phần các tài sản của Dòng, nhất là đất đai và ruộng vườn thường là của trối, hoặc của dâng cúng từ phía giáo dân. Nhưng các Nhà Chung được liệt vào hạng địa chủ lớn nhất của thời ấy.
Cũng có thể nhắc đến một số đặc ân quan trọng. Nhờ một nghị định ngày 8-2-1868, Giám-mục Sàigon được miễn cước phí về toàn bộ thư tín chính thức gửi cho nhà cầm quyền và cho các thừa sai. “Năm 1877, người ta cũng cho Tòa Giám Mục Sàigòn được miễn phí khi đánh điện tín theo nhu cầu công việc của Nhà Chung. Ngày 22-8-1867, một quyết định của nhà nước thuộc địa ra lệnh cấp cho Tòa Giám Mục Sàigòn 4000 (4 ngàn) quan. Sau cùng, theo nghị định ngày 14-12-1868, “các phần tử giáo sĩ tại thuộc địa khi đi dưỡng sức thì được trả cho 50% phí tổn trong 5 tháng nghỉ đầu”. Năm 1872, chính quyền Nam Kỳ ban cho Nhà Chung Sàigon một khoản trợ cấp hàng năm là 170,000 (170 ngàn) tiền Pháp. Số tiền này bị cắt từ năm 1882 theo sau việc khiếu nại của những người ngoài Công Giáo. Năm 1887, nhà nước Nam Kỳ đã cấp cho các Nhà Chung ở Bắc và Trung Việt Nam số tiền là 50,000 (50 ngàn) quan Pháp.[iv]
“Chỉ một mình Nhà Chung Công Giáo mà chiếm hết một phần tư đất trồng trọt ở Nam Kỳ. Phương thế chiếm hữu các đất đai đó rất là đơn giản: Dùng tham nhũng, hối lộ và cưỡng ép. Đây là một vài ví dụ rõ ràng. Nhà Chung lợi dụng khi mất mùa để cho nông dân vay tiền. Tiền lời cho vay rất nặng, nên con nợ sẽ không thanh toán nổi khi tới ngày trả, và như thế là đất cầm trở thành đất Nhà Chung. Giáo Hội không từ một việc nào để nắm những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với những tay tài phiệt để khai thác các vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm giữ những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa…”
“Paul Mené trong cuốn “Pháp và An Nam Giữa Hai Lằn Đạn” (Paris 1928) ..Ông viết: “Hội Nhà Chung được tổ chức hùng mạnh ở Nam Kỳ. Nhà Chung rất giầu có, chiếm hữu nhiều vùng đất bao la và có nhiều bổng lộc quan trọng tại phần lớn các xí nghiệp địa phương, nhờ những khoản tiền vốn Nhà Chung bỏ vào đó, nhân danh Nhà Chung hoặc phần nhiều là qua trung gian người thứ ba. Trong thời gian Pháp xâm lăng Việt Nam, Nhà Chung đóng một vai trò quan trọng như ai cũng biết. Nhà Chung đã tổ chức một hệ thống tình báo hoàn bị, cung cấp tin tức cho biết tất cả những gì liên hệ tới những con người, những công ty, những công cuộc, những hành động và phương án chính trị tại Đông Dương. Nhà Chung đã đặt được người thân tín của mình vào tất cả các cơ quan, vào hầu hết các xí nghiệp tại các trung tâm lớn cũng như tận cùng những tỉnh xa xôi.”
“Trong một báo cáo mật gửi lên Toàn Quyền Đông Dương, viên Thống-sứ Nam Kỳ đã trình với quan thầy rằng: “Không nên quên rằng từ những năm đầu cuộc chiếm đóng của chúng ta, Nhà Chung đã quan tâm cho được chiếm cho được tại Nam Kỳ những tài sản khổng lồ. Nhà Chung có tất cả 28.500 hecta ruộng, không kể đất đai ở thành thị cũng như các bất động sản và của cải khác. Tại Miền Tây Nam Kỳ, Nhà Chung làm chủ vùng đất lớn rộng tới ba bốn hoặc sáu ngàn hecta”. (Sàigon 14-12-1934) [v].
Trong Lá thư gửi Giáo Hoàng John Paul II của ông Vũ Trọng Minh đăng trong cuốn Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II, trong đó có mấy đoạn nói về việc Giáo Hội đã chiếm đoạt ruộng đất và kinh tài bất chính ở Việt Nam. Dưới đây những đoạn văn này:
“Khi thực dân Pháp chiếm xong Nam Kỳ (miền Nam nước Việt) thì họ cho một công ty Pháp mở một đồn điền trồng cao su, chạy dài 14 cây số từ cổng trường bay Tân Sơn Nhất xuống đến Chợ Lớn. Năm 1954, Pháp bị Cộng Sản đánh bại, phải rút khỏi Việt Nam, họ liền bí mật bán cho nhà Chung, không ai biết bao nhiêu, nhưng chắc chắn là rẻ mạt vì Hiệp Định Genève đang tiến hành trước sau cũng mất. Đất bán cho nhà Chung cứ để y nguyên nên ai cũng tưởng là đất của chính phủ lấy lại của Tây. Đến năm 1970, nhà Chung Công Giáo chia lô làm nhà ra bán cho người ta mua làm nhà vì dân số đô thành lúc đó đã tăng gấp năm lần, nhà bán chạy như tôm tươi. Mỗi lô bán trung bình hai trăm năm mươi ngàn đồng bạc lúc đó. Số tiền bán nhà đất thu về sơ sơ cả mấy trăm triệu, không biết có gửi về nhà băng Tòa Thánh hoặc các ngân hàng không? Chỉ biết một phần số tiền đó các Ngài mở ngân hàng Đại Nam. Trước ngày Cộng Sản thống nhất toàn bộ đất nước, có lẽ các Ngài biết rõ tình hình sắp sụp đến nơi nên thu vốn lại, không rõ đem đi đâu vì ngân hàng Đại Nam không kèn không trống biến mất tiêu trước ngày 30-4-1975. Thế là đất nước Việt Nam bị kẻ cướp thực dân lấy khai thác chán chê rồi bán cho bạn chí thiết của kẻ cướp là Giáo Hội Công Giáo. Chưa ai thấy ơn cứu rỗi của Chúa và Giáo Hội Công Giáo đâu cả, chỉ thấy tài sản đất đai nước tôi chuyển từ tay bọn ăn cướp ngày là thực dân sang tay bọn ăn cướp đêm là công ty bán vé cứu rỗi của quý Ngài. Cũng chuyện đất đai… Tôi chỉ còn nhớ một việc là thực dân Pháp cho Giáo Hội Công Giáo 200 ngàn mẫu ta đất ở Vĩnh Long. Trải qua hai triều đại Công Giáo Diệm và Thiệu, số đất đó vẫn được miễn thuế. Tuy chính quyền Diệm và Thiệu theo lời khuyến cáo của Mỹ có cải cách ruộng đất tất cả hai lần, nhưng không ai dám đụng đến số 200 ngàn mẫu ruộng đó của Giáo Hội… Quý vị đã bòn rút được bao nhiêu của cải của đất nước tôi đem về La Mã. Ngoài số 200 ngàn mẫu đất này ở Vĩnh Long, Giáo Hội còn đầu tư bao nhiêu vốn vào hàng trăm công ty lớn nhỏ khai thác tài nguyên nước tôi, chỉ kể ra đây ba công ty lớn thôi:
1. Công Ty Trồng Cao Su Đông Dương (Société des Plantations d’Héveas de l’Indochine).
2. Công Ty Mỏ Than Bắc Kỳ (Société des Charbonnages du Tonkin).
3. Nhà Băng Đông Dương (Banque de l’Indochine).
4. Còn bao nhiêu công ty khai thác mỏ vàng, mỏ bạc, đồng, thiếc, kẽm, chì, wolfram, tungsten, nước suối… và xuất nhập cảng ở khắp nước không kể hết được.
Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã đầu tư lấy lời bao nhiêu máu mủ của đất nước tôi đem về La Mã, không ai biết cả. Chỉ có một người Pháp, viên thanh tra chính trị phủ Toàn quyền, là Ông Aurousseau, đã viết rằng tài sản của Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam (khi cuộc đô hộ Việt Nam vừa mới vững chân) còn lớn hơn là tài sản của chính phủ Đông Pháp (gồm 3 nước Việt, Mên và Lào). Quý vị cứu rỗi được bao nhiêu linh hồn. Qúy vị đem tiền bạc cướp được đó cứu giúp được những ai đang sống? Không ai thấy cả. Còn mấy cái viện mồ côi mà chính phủ thực dân bỏ tiền ra xây, trợ cấp hàng tháng hoặc hàng năm, giao cho các “cha”, các “bà sơ” trông nom để kiếm thêm tín đồ vì quá ít người theo đạo…)” [vi]
Không phải chỉ có Giáo Hội La Mã đã ăn cướp ruộng đất và tài sản của nhân dân ta trong thời kỳ 1862-1945, mà bọn tín đồ Việt gian làm tay sai cho Vatican và Pháp cũng tung tác ăn cướp, vơ vét ruộng đất và của cải giống y hệt như Giáo Hội đã làm. Tiêu biểu cho nhóm Việt gian này là Da-tô Lê Phát Đạt tức Huyện Sĩ. Sách Việt Sử Tân Biên viết về con người Việt gian tiêu biểu này như sau:
“Lê Phát Đạt tức Huyện Sĩ, người Cầu Kho, thuở nhỏ tên là Sĩ, có học tiếng La-tinh ở Cù Lao Pénang, sau đổi tên là Đạt vì trùng tên với thày dạy (Sĩ). Sau Đạt được làm thông ngôn chữ La-tinh vì thời đó, Pháp chưa kịp có thông ngôn bằng tiếng Pháp, phải dùng học trò trường nhà Dòng. Đạt làm việc lâu năm ở tỉnh Tân An rồi buổi nhá nhem trở thành một đại địa chủ ở đất Sàigòn.
Xin nhắc đất này năm xưa vì luôn luôn có chiến tranh, dân cũ xiêu bạt. Khi Pháp lập bản đồ và sổ sách điền thổ, nhiều chủ cũ không nhận. Một phần thuở đó còn tranh tối, tranh sáng, nếu họ nhận thì sợ quan ta bắt tội theo Tây, một bề họ còn hy vọng một ngày kia Pháp sẽ bại trận mà rút lui, chừng đó của ai vẫn trở về với người ấy, hấp tấp e có hậu họa. Rồi Pháp lập hội đồng thành phố, ủy ban điền thổ đưa một số nhân viên đi xét từng vùng. Một số thân Tây đi theo nhân cơ hội này nhận bừa ruộng đất của đồng bào. Chỗ nào tốt đẹp thì họ “ủy” (oui tức là đúng), chỗ nào sình lầy thì họ “nông” (non tức là không). Tóm lại chỉ tiếng “ủy”, bọn đầu cơ này sau đó trở thành giầu có lớn. Các quan thày tuy biết họ lưu manh cũng lờ đi vì họ chỉ cần những đất tạm thời vô chủ có chủ để hàng năm nộp thuế là ổn. Dư luận của các vị già cả ngày nay cho rằng họ Lê trở thành đại địa chủ là do sự may mắn này…
Cơ nghiệp vĩ đại của những kẻ tay chân thực dân có được cấu tạo bằng mồ hôi nước mắt của những người dân lành hay dựa vào quyền lực của chủ mới, thiết tưởng ai cũng có thể tự tìm hiểu được. Sau này, họ Lê bị một số người Tầu giết bằng cách giả đem đồ lễ Tết đến biếu “quan lớn” vào một ngày cuối năm. Nếu điều này trúng thì ta đã có một lời giải đáp về cái tư sản và các tiền tích của họ Lê. Ngày nay thi ca Việt Nam còn ghi chép những hành động dã man của bọn bán nước hùa với quân xâm lăng khiến đọc lên còn thấy lạnh người….”[vii]
Cũng nên biết con cháu Huyện Sĩ (lê Phát Đạt) sau này là Lê Phát An và Lê Phát Vĩnh. Lê Phát Đạt tức Huyện Sĩ cũng là cậu ruột của Nam Phương Hoàng Hậu, vợ Bảo Đại. Nam Phương Hòang Hậu là con gái của Gia-tô Nguyền Hữu Hào, có rất nhiều tài sản ở Sàigòn trước ngày 30/4/1975.
Dựa vào chính quyền bảo hộ Pháp – Vatican, bọn Việt gian có cả trăm phương ngàn kế để cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta. Một trong những phương kế này là thông đồng với quan thày rồi dùng quyền lực để cướp đoạt ruộng đất của nhân dân. Tên Tri-huyện Hoàng Gia Mô (huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương) đã sử dụng phương kế này để ăn cướp ruộng đất của dân làng Dương Am. Chuyện này được ông Hoàng Văn Đào ghi lại trong cuốn Việt Nam Quốc Dân Đảng với nguyên văn như sau:
“Trần Quang Diệu tuyên bố: “Chúng tôi đến đây với mục đích là đánh thực dân Pháp và tất cả những ai đã cúi đầu theo giặc làm hại đồng bào.
Tên Tri-huyện Hoàng Gia Mô là một trong những tên đã hà hiếp tàn nhẫn bóc lột đồng bào! (Nó) là một tay tôi tớ lợi hại của giặc. Chắc đồng bào còn nhớ vụ Hoàng Gia Mô đã mưu mô với bọn thực dân mưu toan chiếm 6,000 (6 ngàn) mẫu ruộng của đồng bào ở làng Dương Am để làm tư kỷ. Bản thân nó đã có tội với quốc dân rồi! Đến cha ông nhà nó lại còn đắc tội hơn! Toàn thể đồng chí cũng như đồng bào có mặt tại đây đồng thanh yêu cầu xử tử Hoàng Gia Mô. Vợ Hoàng Gia Mô giốc hết vàng, bạc, châu báu trong tủ sắt ra làm lễ dâng cách mạng quân, xin tha tội chết cho chồng, nhưng bị cực lực khước từ. Còn Hoàng Gia Mô thì kêu van: “Đó là tội của ông cha tôi làm, xin các ông tha chết cho tôi, tôi xin làm công dân để phụng sự cách mạng, và xin dâng hết của cải cũng như ruộng đất cho cách mạng…”
Hoàng Gia Mô tức thời bị giết chết bằng một phát súng trường, vất xác xuống dòng sông Cầu Mục.” [viii]
Chuyện trên đây xẩy ra vào đêm khuya ngày 15 rạng ngày 16/2/1930.
Cả nước ta không phải chỉ có một Gia-tô Lê Phát Đạt và Hòang Gia Mô trở thành đại địa chủ giầu có như vậy. Tìm hiểu lịch sử nước ta trong thời kỳ 1862-1945, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều người trở thành giầu có giống như chuyện ông Da-tô Lê Phát Đạt và Hoàng Gia Mô trên đây, trong đó có chuyện ông Da-tô Ngô Đình Khả chủ mưu ăn cướp đất của dân ta để xây nhà thờ Phú Cam.
Ngòai ra, chúng ta cũng nên biết, trong thực tế ở nước ta vào thời điểm 1945, tại các địa phương, một huyện hay một tỉnh, ít nhất cũng phải có từ 5 đến 10 đại địa điền chủ như Lê Phát Đạt hay Hoàng Gia Mô. Theo sự tìm hiểu của người viết, vào thời điểm 1945, khắp nơi trong toàn quốc, ngòai Lê Phát Đạt và Hoàng Gia Mô, còn có một số khá nhiều đại địa chủ không kém gì Lê Phát Đạt và Hoàng Gia Mô. Những người đó là Trương Văn Bền, Nguyễn Hữu Châu tự Hùynh Hữu Châu (chồng của bà Trần Lệ Chi), Cao Triều Phát, Cao Triều Hưng (Bạc Liêu), ông Cả Lớn (Rạch Giá), v.v.. Tại miền Bắc, trong huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình, địa chủ Nguyễn Bá Triệu ở làng Lý Xá làm chủ tới 600 mẫu (mẫu ta, mỗi mẫu là 3.600 thước vuông), Ông Phạm Văn Xướng ở làng Đại Điền, chiếm tới hơn 300 mẫu ta, ông Cửu Phu ở làng Dục Linh chiếm tới hơn 200 mẫu ta, ông Chánh Kiện ở làng Quan Đình có cả hàng trăm mẫu ta. Các địa phương khác cũng có một số đại địa chủ tương tự như ở huyện Phụ Dực.
Hầu hết những đại địa chủ này đều là những người đã dựa vào thế lực của chính quyền bảo hộ Liên Minh Pháp – Vatican mà trở thành giầu có, giống như trường hợp Lê Phát Đạt và Hoàng Gia Mô trên đây.
Chúng ta biết rằng dân số ngày một gia tăng, nhưng diện tích ruộng đất canh tác tại các địa phương cũng như trong toàn quốc gần như cố định, bất di bất dịch, ngọai trừ trường hợp đất bồi phải tính theo hàng thế kỷ. Cũng vì thế mà từ thời Vua Tự Đức trở về trước, công điền và công thổ chiếm một tỉ lệ khá cao, và cứ khoảng từ 2 đến 3 năm, chính quyền địa phương lại phải phân chia lại ruộng đất cho nhân dân với mục đích giúp cho những dân đinh trong làng mới lớn lên đến tuổi trưởng thành có ruộng đất canh tác để mưu sinh. Sự kiện tái phân ruộng đất này được ông Ngô Văn ghi lại trong sách Việt Nam 1920–1945 như sau:
“Trong cả ba xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) đều có hình thức sở hữu tập thể theo truyền thống. Làng xóm nào cũng có công điền, công thổ: 20% ở Bắc Kỳ, 26% ở Trung Kỳ và 2,5% ở Nam Kỳ vào thời Pháp thuộc. Các vua Gia Long và Minh Mạng đã ấn định chặt chẽ quyền hưởng dụng những công điền công thổ qua những chỉ dụ năm 1803-1804 và 1840 như sau: Công điền công thổ phải được chia “đều” qua từng thời kỳ cho các dân làng để cày cấy, không được chuyển nhượng và chỉ có thể đem cho thuê trong một thời hạn rất ngắn trong truờng hợp “cần kíp” để phục vụ lợi ích công. Một chiếu chỉ của Minh Mạng làm giảm nhẹ tình cảnh của nông dân nghèo là buộc các nông dân giầu phải tặng 3/10 đất đai của họ cho làng xã. (Lệnh này bị toàn quyền Pháp bãi bỏ vào năm 1897). Chính quyền thuộc địa không lưu ý tới tính chất xã hội của cái thể chế này là “tài sản tập thể nhằm tránh cho cá nhân khỏi rơi vào tình cảnh khốn khổ tuyệt vọng” (Schreiner, Institutions Annamites [Những Thể Chế của Người Việt], II, 289 do Edgar Mathieu trích dẫn trong La propriété foncière et ses modalités en droit annamites. [Sở hữu ruộng đất và những thể thức về luật của người Việt], Paris, 1909, p.76), làm cho ruộng đất công trở thành miếng mồi ngon cho các hào lý và điền chủ lớn sau cuộc chinh phục. “Tại sao chỉ còn lại có 2,5% đất công ở Nam Kỳ, trong khi mà trước cuộc chinh phục của chúng ta ở miền Tây Nam Kỳ các làng xã sở hữu đất đai của họ, làng xã là chủ toàn bộ tại một số vùng lân cận với Cao Mên?” (Jobbé Duval, La Commune Annamite, tr 42, do E. Mathieu trích dẫn, sđd., tr. 75) Rồi trong thời kỳ thuộc địa, đất công được đem cho thuê theo kiểu đấu thầu, vì thế người nghèo không với tới được.” [ix]
Nhưng khi Liên Minh Pháp – Vatican đến làm chủ nhân ông đất nước ta, họ áp dụng chính sách tư điền, hữu sản hóa tất cả công điền và công thổ để theo đó mà tính thuế. Đây là thói quen của người Âu Châu. Tìm hiểu lịch sử Hoa Kỳ và Châu Mỹ La-tinh, chúng ta thấy người Âu Châu khi đến làm chủ nhân ông ở đây, họ cũng làm như vậy. Chính vì vậy mà khi “giang sơn ta đổi chủ” vào cuối thế kỷ 19, phần lớn ruộng đất canh tác bị tập trung vào trong tay nhóm thiểu số phú hào. Nhóm người thiểu số này lại là những người có thế lực trong nông thôn. Nhiều người thuộc những gia đình có ông cha hay chính họ đã có công với nhà nước bảo hộ trong công cuộc đánh phá và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta tại các địa phương. Trường hợp Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ) và Hoàng Gia Mô đã nói ở trên là bằng chứng rõ ràng cho sự kiện này. Tình trạng ruộng đất canh tác của đất nước bị nhóm người thiều số cộng tác với chính quyền liên minh Pháp – Vatican chiếm đọat được sách Việt Nam 1920-1945 ghi nhận như sau:
“Giới địa chủ hợp thành một tầng lớp hữu sản ở nông thôn, số người rất ít lại chiếm giữ phần lớn ruộng đất nhưng lại không tự tay cày cấy mà thuê tá điền. Họ sống nhờ vào địa tô và cho vay nặng lãi…
Theo Y. Henry, L’ Économie Agricole de l’ Indochine (Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Đông Dương), Hà Nôi 1932, tại Nam Kỳ và Tây Nam Kỳ diện tích canh tác vào năm 1930 cps tới 2.400.000 hecta (mẫu Tây) thuộc 255.000 địa chủ. Loại địa chủ có từ 50 hecta trở lên – 2.5% trong toàn số người có ruộng đất – chiếm 45% diện tích nói trên. Trung nông và bần nông (những nông dân có từ 5 hecta trở xuống) – 71,7% trong toàn số người có ruộng đất – chỉ làm chủ 12,5% diện tích trên.
Số diện tích còn lại (42,5% – trừ diện tích công điền công thổ) thuộc về phú nông (có từ 5 đến 10 hecta) và địa chủ nhỏ (từ 10 đến 50 hecta)
Tại miền Tây Nam Kỳ là nơi có nhiều đại điền trang, mênh mông cò bay thẳng cánh. Trần Trình Huy, con cháu của nhà đại phú Trần Trình Trạch, đã khoanh vùng để làm sân bay cho máy bay riêng của mình tại vùng Cà Mâu. (P. Brocheux. Những Đại Điền Chủ Ở Miền Tây, trong Tradition et Révolution au Vietnam (Truyền Thống và Cách Mạng ở Việt Nam), Paris, 1971, tr 147).
Ở Bắc Kỳ, ngòai 37% diện tích ruộng đất do địa chủ nắm giữ, 1.200.000 hecta đất cày và trồng tỉa bị chia nhỏ đến cùng cực. Chỉ riêng tỉnh Bắc Ninh đã có tới một triệu ruỡi mảnh ruộng (mỗi hecta có 14 mảnh). Trong tỉnh Thái Bình, 253 địa chủ lớn chiếm giữ 24.280 hecta (trong đó 14.280 hecta ghi danh trong địa bạ tên những chủ đất cũ bị tước đọat và trở thành tá điền trong các điển trang, trong khi 122.000 gia đình nông dân nghèo chỉ có tổng số là 21.960 hecta, mỗi nhân khẩu có chưa tới 0,36 hecta.
Ở Trung Kỳ, đất đai cũng bị chia nhỏ như ở Bắc Kỳ, nhất là tại miền Bắc và Trung, nơi mà 65% số gia đình không có ½ hecta ruộng để sống, buộc phải đi làm thuê như những nông dân ở Bắc Kỳ. (Ch. Robequain, L’Indochine Francaise, Pa ris, 1935, tr 109). “Người nông dân Trung kỳ luôn luôn là một nông nô của một chúa đất lớn hay nhỏ.” L. Roubaud, Sđd., tr 189). Địa chủ chiếm 24.6% diện tích canh tác.”[x]
Nước ta là nước nông nghiệp có tới hơn 97% dân số sống bằng nghề nông bám lấy đồng ruộng để sinh nhai. Nhưng từ khi Liên Minh Pháp Làm chủ giang sơn, hơn 25% diện tích canh tác ở Nam Kỳ bị Giáo Hội chiếm đoạt. Nhóm thiểu số Việt gian cướp đoạt tới trên 20%. Còn lại hơn 50% là những ruộng đất “khỉ hò cò gáy” dành cho đại khối nhân dân. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ lại càng tệ hơn vì đất hẹp người đông và vì bị bọn quan lại Việt gian cướp đoạt ruộng đất như trường hợp Hoàng Gia Mô đã nói ở trên.
Khi mà ruộng đất càng tập trung vào trong tay một nhóm thiểu số thì đại khối nhân dân bị trị càng không có hay có rất ít ruộng cày. Theo công trình nghiện cứu của nhà sử học Yves Henri trong cuốn Economic Agricole de l’ Indochine (Hanoi, 1932) được cụ Hoàng Văn Chí ghi lại trong cuốn Từ Thực Dân Đến Cộng Sản (Tokyo, Nhật Bản: Tổ Hợp Xuất Bản Việt Nam, không đề năm xuất bản, tr 206), thì số phần trăm trong dân số Việt Nam của mỗi thành phần trên đây vào năm 1932 được ghi nhận như sau:
Nhìn vào bản tài liệu trên đây, chúng ta thấy rằng:
1. Ở Bắc Kỳ, chỉ có 1/10 phần trăm tức 1/1000 dân số là thành phần địa chủ chiếm hữu tới 20% ruộng đất canh tác, và 8.35 % dân số khác chiếm hữu tới 20% ruộng đất canh tác. Như vậy là 8.45% dân số chiếm hữu tới 40% diện tích ruộng đất canh tác. Còn lại 60% diện tích ruộng đất canh tác phân phối cho hơn 91% dân số.
2. Tại Trung Kỳ, chỉ có 0.13 % dân số chiếm hữu tới 10% diện tích ruộng đất canh tác và 6% dân số chiếm hữu 15 % diện tích ruộng đất canh tác. Cộng chung lại, ta thấy rằng 7.13% dân số chiếm tới 25% diện tích ruộng đất canh tác. Còn lại 75% diện tích ruộng đất canh tác phân phối cho hơn 92% dân số.
3. Tại Nam Kỳ, chỉ có 2.46% dân số chiếm tới 45% diện tích ruộng đất canh tác, và 25.77% dân số chiếm tới 37% diện tích canh tác. Cộng chung lại, chúng ta thấy rằng 28.23% dân số chiếm tới chiếm tới 82% diên tích ruộng đất canh tác. Còn lại 18% ruộng đất canh tác phân phối đồng đều cho gần 71. 67%” dân số.
Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ tình trạng hết sức bất công về kinh tế ở nông thôn trong thời Pháp thuộc. Với tình trạng bất cống này, vào những năm mưa thuận gió hòa, trúng mùa, nông dân thuộc thành phần trung nông và bấn cố nông không lâm vào cảnh đói khổ. Nhưng nếu chẳng may gặp phải khi có thiên tai như bão, lụt, hạn hán, sâu rày phá hoại mùa màng hay xẩy ra chiến tranh thì chắc chắn là ba thành phần trung nông, bần nông và cố nông không thể nào thoát khỏi cảnh đói khổ điêu đứng lầm than. Tức nước vỡ bờ, đói khổ quá, tất nhiên là anh em nông dân phải đứng lên tranh đấu đòi lại quyền sống, đòi lại ruộng đất của tiền nhân ta đã đổ ra không biết bao nhiêu công lao huyết hãn và xương máu mới có, mà bây giờ lại bị Giáo Hội La Mã cùng với bọn ngọai nhân và bọn Vịệt gian chiếm đoạt gần hết. Đau buồn là nhà nước bảo hộ luôn luôn đứng về phía Giáo Hội La Mã và bọn điền chủ Việt gian chống lại đại khối nhân dân ta. Cụ Ngô Văn ghi lại sự kiện này ở trong cuốn Việt Nam 1920-1945 với nguyên văn như sau:
“Tại vùng quê, tưởng chừng như tình hình đã êm dịu, thế mà vẫn có vài trăm nông dân biểu tình vào tháng 8 (1938) tại tòa bố Chợ Lớn chống việc đấu thầu ruộng đất ở Chợ lớn và Cần Giuộc, và đòi phân bố đất đai cho dân cày nghèo. Kết quả vài chục người bị bắt.
Vào cuối năm (1938), tại tỉnh Bạc Liêu, nông dân đói lao vào cướp kho thóc, một cuộc nổi dậy chất phác không đổ máu.
Bộ máy đàn áp vận hành chậm chạp, không can thiệp đến mức triển khai hết cỡ dữ dội như những năm 1930-1931 nữa. Nhưng bao giờ trên bàn cân (công lý) vẫn có hai mức độ nặng nhẹ khác nhau: Khoan hòa đối với bọn tước đọat ruộng đất, và tàn ác đối với những nạn nhân nghèo đói. Trong khi những người cướp kho thóc bị án, có người bị tới 5 năm tù, thì tòa thượng thẩm xử một kẻ tước đoạt ruộng đất làm chết người, chỉ kết án ở mức độ tối thiểu: 3 năm cấm cố và 300 franc bồi thương.”[xi]
KẾT LUẬN
Đọc qua những đoạn văn sử trên đây, chúng ta thấy rằng Giáo Hội La Mã đã không từ nan bất kỳ một thủ đọan hay hành động nào kể cả những thủ đoạn và hành động đê tiện nhất, khốn nạn nhất để bốc hốt vơ vét của cải và tích lũy cho đầy túi tham như:
“Giáo Hội không từ một việc nào để nắm những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với những tay tài phiệt để khai thác các vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm giữ những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa…”
“Nhà Chung đã tổ chức một hệ thống tình báo hoàn bị, cung cấp tin tức cho biết tất cả những gì liên hệ tới những con người, những công ty, những công cuộc, những hành động và phương án chính trị tại Đông Dương. Nhà Chung đã đặt được người thân tín của mình vào tất cả các cơ quan, vào hầu hết các xí nghiệp tại các trung tâm lớn cũng như tận cùng những tỉnh xa xôi.”
“Đốt nhà, đốt chùa, phá đình, phá miếu, giết người, cướp của, giết nguời đốt, hãm hiếp đàn bà con gái, cướp chùa, chiếm đất, xây nhà thờ” như đã trình bày ở Chương 8 và Chương 13.
Với bản chất chuyên môn sử dụng những thủ đoận đê tiện và khốn nạn như trên, ấy thế mà Giáo Hội cũng như các nhà truyền giáo và tín đồ của Giáo Hôi lúc nào cũng lớn tiếng cao rao rằng Giáo Hội La Mã là “Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông tuyền”, là “Hiền Thế của Thiên Chúa Làm Người” và đạo Kitô là “đạo của bác ác”, “đạo của tình thương“ đem “Tin Mừng” và “Hồng Ân Thiên Chúa” đến “khai hoá văn minh” cho nhân dân ta. Giáo Hội và tín đồ của Giáo Hội bô bô cái miệng như vậy mà không biết ngượng mồm. Sự kiện này nói lên cái bản chất bịp bợm, quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, lật lọng, tráo trở, đổi trắng thay đen, ăn không nói có của Giáo Hội La Mã và của tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội, đúng như học giả Da-tô Phan Đình Diệm ghi nhận:
“Giáo Hội giả trá, gian manh, buôn thần bán thánh, vô đạo đức…”, “Giáo Hội Công Giáo Rôma đào tạo sản xuất hàng triệu triệu “cái lưỡi không xương” để tuyền truyền nhồi sọ một nền “thần học không xương nhiều đường lắt léo vòng vo”. “Nghề thầy cúng Men-ki-sê-đê”, “cái nghề thầy cúng tồi tàn, giả hình, bất lương, vừa thất học, vừa ham danh lợi, vừa lười biếng…”, “Cái nghề thày cúng bịp bợm, cướp cạn, vô luân, làm đảo điên gia đình và xã hội…” [xii] .
Trên đây là bản chất “bịp bợm”và “tin tưởng vào bạo lực”, dùng bạo lực làm phương tỉện để đạt được mục tiêu và cũng là những thành tích của Giáo Hội, thành tích của tu sĩ và tín đồ Da-tô dựa vào quyền lực của các đạo quân Liên Minh Pháp – Vatican để chiếm đoạt tài nguyên quốc gia, đốt nhà, đốt miếu, phá đình, phá chùa, giết người, hãm hiếp đàn bà con gái và cướp của, vơ vét tiền bạc của đất nước và nhân dân ta trong thời kỳ 1858-1945 đem về làm giầu cho kho nhà Chúa của Vatican.
——————————————————————————–
[i] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với GH Gioan Phao Lồ II (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1995), tr 280.
[ii] Chu Văn Trinh & Tường Minh, Rơi Mặt Nạ (Tavares, Fl: Ban Tu Thu Tự lực, 1996), tr 187-190.
[iii] Chu Văn Trinh & Tường Minh, Sđd., tr 196-198.
[iv] TrầnTam Tỉnh, Sđd., tr 48-49.
[v] TrầnTam Tỉnh, Sđd., tr 76-78.
[vi] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoàng JP II (Garden Grove: CA: Giao Điểm, 1995), tr. 242-244.
[vii] Phạm Văn Son, Việt Sử Tân Biên – Tập 5 (Glendale, CA: Đại Nam, 1980), tr 217-218.
[viii]Hoàng Van Đao, Việt Nam Quốc Dân Đảng, (Saigon: TXB, 1970), tr. 129.
[ix] Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945 (Amarillo, TX 2004), tr 393.
[x] Ngô Văn, Sđd., 392-393.
[xi] Ngô Văn, Sđd., tr. 249.
[xii] Phan Đinh Diệm. “Tuyên Cáo Về 50 Năm Linh Mục Của Kẻ Sĩ Bùi” “DIEM PHAN”. Ngày 30/7/2005
Nguồn: Tre làng
Nguồn: