Thursday, March 28, 2024

Cảnh giác với các tổ chức phản động núp bóng “xã hội dân sự”

QPTĐ-Những năm gần đây, khái niệm “xã hội dân sự” xuất hiện trên các diễn đàn, báo chí, truyền thông xã hội với tần suất ngày càng nhiều hơn. Sở dĩ được nhắc đến nhiều vì “xã hội dân sự” được các thế lực thù địch, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Cảnh giác với các tổ chức phản động núp bóng “xã hội dân sự”

Các tổ chức phản động núp bóng “xã hội dân sự” chống phá Đảng và Nhà nước.

Khái niệm “xã hội dân sự” gây nên nhiều tranh cãi tại Việt Nam, có người đặt nó đối nghĩa với “xã hội chính trị”, có người lại xem nó đối lập với “xã hội quân sự”. Một định nghĩa về “xã hội dân sự” được chia sẻ rộng rãi: “Xã hội dân sự” là không gian xã hội công cộng nằm ngoài Nhà nước, thị trường và lĩnh vực riêng tư của cá nhân, bao gồm tổng thể các định chế xã hội độc lập tương đối với Nhà nước và hoạt động tự nguyện trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, truyền thông đại chúng, tôn giáo, xã hội…

Do tính chất chính trị, xã hội phức tạp của “xã hội dân sự” nên các thế lực thù địch, phần tử phản động đã và đang triệt để lợi dụng để tác động vào hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều phương thức khác nhau. Chúng tuyên truyền lừa bịp, thổi phồng, cường điệu hóa vai trò của “xã hội dân sự”, cung cấp tài chính, phương tiện hoạt động đến gây sức ép với Đảng, Nhà nước ta trong quan hệ đối ngoại. Các đối tượng chống đối nhân danh chiêu bài “xã hội dân sự”, “dân chủ”, “nhân quyền”… để tập hợp lực lượng, lập hội, nhóm với tên gọi, khẩu hiệu, tôn chỉ, mục đích dễ gây “ấn tượng” với thị hiếu của từng nhóm xã hội nhất định, như “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Hội tù nhân lương tâm”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội nhà báo độc lập”, “Hội anh em dân chủ”…

Thủ đoạn của chúng là thông qua các trang web, diễn đàn trực tuyến, nhất là mạng xã hội để công khai tổ chức, tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia; sử dụng các phần mềm bảo mật để liên lạc, tổ chức huấn luyện, đào tạo trực tuyến cho thành viên; công khai viết “đơn kiến nghị” đòi thành lập đảng chính trị đối lập, tự do thành lập hội mà không tuân theo quy định pháp luật, đòi khởi kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế về quyền dân sự…Ngoài ra, các đối tượng này còn tìm cách chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, lợi dụng các khuyết điểm trong quản lý đất đai, môi trường… để kích động khiếu kiện, tụ tập đông người, biểu tình, xuyên tạc tình hình, hạ uy tín cán bộ; thông qua các hoạt động này để tập hợp lực lượng, gây thanh thế, từng bước nhen nhóm và thành lập tổ chức chính trị đối lập…Nổi lên gần đây là những vụ việc liên quan đến dự án Thủ Thiêm, vấn đề môi trường Formosa, đất quốc phòng ở Đồng Tâm…

Bên cạnh đó, dưới danh nghĩa đại diện các tổ chức “xã hội dân sự”, một số đối tượng chống đối đã tham gia các buổi điều trần ở nước ngoài, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, đề nghị can thiệp trả tự do cho các đối tượng chống đối trong nước bị bắt do vi phạm pháp luật… gần đây nhất, ngày 17-11, một số phần tử phản động, cơ hội chính trị ở Việt Nam và hải ngoại như Linh mục Lê Quốc Thăng, Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, Dương Xuân Lương…cùng một số đại diện các tổ chức thiếu thiện chí đối với Việt Nam tổ chức cái gọi là “buổi họp khoáng đại vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam lần thứ 9”…

Hiện nay, nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến “xã hội dân sự” chưa được nghiên cứu thấu đáo, hiệu lực và công cụ quản lý của Nhà nước, ý thức pháp luật của người dân còn có những hạn chế. Do đó, nếu chúng ta buông lỏng, thả nổi cho sự hình thành, phát triển “xã hội dân sự” sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp, khó kiểm soát, nhất là dưới góc độ quản lý Nhà nước, cũng như bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ an ninh quốc gia.

Vì vậy, Nhà nước cần chủ động có chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm quản lý các tổ chức xã hội, vừa phát huy mặt tích cực, vừa định hướng hoạt động lành mạnh phù hợp với thể chế chính trị, đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước, triệt tiêu các yếu tố có thể bị lợi dụng để hình thành lực lượng chính trị đối lập, gây bất ổn chính trị-xã hội. Các lực lượng nòng cốt các cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao, vận dụng các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng sử dụng các biện pháp, phương tiện ngăn chặn, vô hiệu hóa các con đường, cách thức truyền bá vấn đề “xã hội dân sự” theo hình mẫu phương Tây vào Việt Nam, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, hợp tác, trao đổi về văn hóa, khoa học, giáo dục-đào tạo…Đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời hoạt động của các thế lực thù địch bên ngoài câu kết, hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong nước thành lập các tổ chức phản động dưới danh nghĩa, vỏ bọc “xã hội dân sự”.

Hà Phương

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG