Thursday, September 19, 2024

Nghị viện Châu Âu đừng để “bóng tối ngay dưới chân đèn”

Người ta vẫn nói “bóng tối ngay dưới chân đèn”. Có những người tự cho mình là tiến bộ, là dân chủ, là nhân quyền nhưng hành động của họ lại đi ngược lại những gì đang rêu rao.

Nghị viện Châu Âu đừng để “bóng tối ngay dưới chân đèn”
Đánh giá sai lệch của Nghị viện châu Âu

EU support for human rights defenders around the world – Báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới là một tài liệu mới được cơ quan nghiên cứu của Nghị viện châu Âu công bố. Nếu chỉ đọc tiêu đề báo cáo, mọi người chắc chắn vô cùng hào hứng, kỳ vọng về các hoạt động của EU trong việc hỗ trợ dân chủ, nhân quyền. Vậy nhưng khi nghiên cứu kỹ nội dung, chúng ta không khỏi ngao ngán, thất vọng, thậm chí là bức xúc bởi báo cáo này có nội dung thiếu đúng đắn, không khách quan, sai lệch thực tế những gì đang diễn ra tại Việt Nam.

Với những chủ ý thiếu tích cực, báo cáo của Nghị viện Châu Âu cáo buộc Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, “đàn áp, bỏ tù người vô tội”. Thậm chí, họ còn cho rằng Việt Nam là “chế độ đàn áp”. Nực cười hơn, danh sách những “nạn nhân của chế độ” được liệt kê trong báo cáo này lại là những đối tượng chống phá cộm cán như: Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung hay gần đây nhất là Phạm Đoan Trang.

Trước hết, phải khẳng định, việc một cơ quan của EU nhưng đưa ra báo cáo thiếu căn cứ, không chuẩn xác là hành động khó có thể chấp nhận được. Trong luật quốc tế, nguyên tắc cơ bản nhất là tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Việt Nam là một đất nước có chủ quyền, được cộng đồng quốc tế công nhận. Vì vậy, Việt Nam được tự do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực trong phạm vi lãnh thổ. Tất cả các quốc gia có trách nhiệm phải tôn trọng chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam. Hành động tấn công chế độ chính trị, quy chụp Việt Nam là “chế độ đàn áp” như nội dung báo cáo được Nghị viện Châu Âu đưa ra là thiếu tôn trọng Việt Nam, đi ngược lại pháp luật quốc tế.

Thứ hai, việc tấn công pháp luật của Việt Nam là hành động không thể chấp nhận được. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, Việt Nam có quyền tối thượng về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, bởi bất cứ ai và vì bất cứ lý do gì, đều phải bị xử lý một cách nghiêm minh. Những trường hợp như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung hay Phạm Đoan Trang được nhắc đến trong báo cáo của Nghị viện Châu Âu đều là những người có hành vi vi phạm pháp luật. Việc xử lý hình sự với những người này là hiển nhiên, không có gì cần bàn cãi. Mặt khác, pháp luật là công khai. Theo quy định của luật hình sự, một hành vi chỉ được coi là tội phạm khi nó được quy định trong Bộ luật Hình sự. Khi pháp luật đã quy định cụ thể nhưng vẫn cố ý thực hiện thì chẳng ai có thể cứu giúp. Luận điệu cho rằng các điều luật của Việt Nam “mập mờ”, “mơ hồ” chỉ là những nhận định chủ quan, phiến diện, một chiều, mang tính bao biện cho các sai phạm của những phần tử chống đối.

Thứ ba, vì sao Nghị viện Châu Âu lại liên tục “kêu oan” cho các đối tượng có hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam? Bất kỳ một quốc gia, một chế độ nào cũng quy định các điều luật để bảo vệ an ninh quốc gia của chính mình, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển đất nước. Và dĩ nhiên, tuỳ thuộc điều kiện, hoàn cảnh, chế độ chính trị, những quy định cụ thể của từng nước là khác nhau. Không bao giờ có thể lấy pháp luật của quốc gia này để áp đặt lên pháp luật của quốc gia khác. Và cũng không bao giờ có việc pháp luật của một quốc gia sẽ là chuẩn mực cho tất cả các quốc gia khác phải làm theo. Với Việt Nam, an ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… Việc Nghị viện Châu Âu “kêu oan”, bao che, dung túng cho các “con buôn dân chủ” là hành động không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Việt Nam với EU.

Thứ tư, cần đặt câu hỏi ngược lại, liệu EU và các nước tư bản có thực sự tiêu biểu về dân chủ, nhân quyền như những gì họ vẫn rêu rao? Bản thân tôi chưa được đặt chân đến Châu Âu hay các nước tư bản nên không thể đưa ra phán đoán phiến diện. Vậy nhưng nếu theo dõi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, có thể thấy thông qua mạng xã hội, thị đã phải thốt ra rằng “Nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người đang nghĩ”. Hay như “con buôn dân chủ” nổi đình nổi đám một thời Bạch Hồng Quyền sau khi đến “miền đất hứa” Châu Âu cũng đã hết giá trị, phải lầm lũi kiếm sống bằng công việc tay chân, chạy theo cơm, áo, gạo, tiền. Và tôi tin chắc, dưới khung trời Châu Âu hay các nước tư bản cũng còn rất nhiều góc khuất, mảnh đời bất hạnh cần sự giúp đỡ. Theo thông tin được Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về quyền tiếp cận lương thực Olivier De Schutter đưa ra hồi đầu năm 2021, 1/5 dân số châu Âu, tức khoảng 92 triệu người, đang đối mặt với đói nghèo.

Thay vì thò tay can thiệp vào tình hình Việt Nam, thiết nghĩ Nghị viện Châu Âu hãy tự quan tâm đến chính mình.

Bảo An 

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG