Thursday, March 28, 2024

Ukraine ăn phải “bả” của NATO?

Giữa lúc chiến sự giữa Nga và Ukraine căng thẳng, không ít người đặt câu hỏi: Vai trò của NATO ở đâu khi Ukraine đang chuẩn bị gia nhập thì bị Nga “đập”? Phải chăng Ukraine đang đi vào vết xe đổ của Gruzia?

Cả Gruzia và Ukraine đều ăn phải “bã” của NATO.

NATO – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, là một liên minh quân sự được thành lập vào năm 1949 bởi 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada, Anh và Pháp. Các thành viên của tổ chức cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp có một cuộc tấn công vũ trang chống lại bất kỳ một quốc gia thành viên nào. Mục đích thành lập liên minh ban đầu là để chống lại mối đe dọa về sự bành trướng của Nga ở châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Ukraine là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ giáp với cả Nga và EU. Đất nước này chưa phải là thành viên của NATO nhưng là một “quốc gia đối tác”, điều này có thể hiểu rằng Ukraine có thể được phép tham gia liên minh vào một lúc nào đó trong tương lai. Nga muốn các cường quốc phương Tây đảm bảo rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng Mỹ từ chối ngăn Ukraine gia nhập NATO và nói rằng với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, họ nên có quyền quyết định về các liên minh an ninh của chính mình. Tuy nhiên, khi chưa kịp gia nhập thì quốc gia này đã rơi vào cuộc đối đầu căng thẳng với Nga.

Điều này rất giống với 14 năm trước, đúng ngày khai mạc Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Nga dùng quân đội để giải quyết mối bất hòa với Gruzia từng thuộc Liên Xô nhưng ôm “giấc mộng” gia nhập NATO. Ngày 8/8/2008, quân đội Gruzia với hàng trăm xe tăng, pháo hạng nặng do Mỹ, NATO và Israel hỗ trợ đã bất ngờ tấn công Nam Osetia – khu vực tự trị được Nga hậu thuẫn và cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới theo dõi. Tuy nhiên, đòn đáp trả chớp nhoáng của Nga lại khiến Gruzia “chết lặng”. Thời điểm đó, với hơn 30.000 quân và hàng trăm xe tăng, khí tài hạng nặng, Gruzia đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch tấn công Nam Ossetia. Ý đồ của đất nước này là chứng minh cho NATO thấy Gruzia đủ sức mạnh trở thành “tiền đồn” chống Nga và xứng đáng gia nhập tổ chức này. Tuy nhiên, khi cuộc chiến thật sự nổ ra, Gruzia không ngờ Nga lại đáp trả nhanh và mạnh như vậy. Càng bất ngờ hơn là khi đó, Mỹ và NATO không tham chiến mà đứng ngoài lên án Nga cũng khiến Gruzia thất vọng.

Quay trở lại tình hình Ukraine hiện nay, có lẽ chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng muốn chứng minh tinh thần máu chiến và sức mạnh của mình trước NATO. Nhưng có lẽ người đứng đầu Ukraine cũng không ngờ Nga lại có những hành động táo bạo như vậy. Và cũng giống như trường hợp Gruzia trước đây, một lần nữa cả Mỹ và NATO đều đứng ngoài cuộc chiến và chỉ phê phán Nga từ xa. Những lời “đường mật” cung cấp cấp vũ khí, đạn dược trước đây của Mỹ vô tình đẩy đất nước và nhân dân Ukraine vào biển lửa khói súng.

Khi cuộc chiến nổ ra, Mỹ chỉ đứng ngoài cầu guyện cho Ukraine.

Từ câu chuyện của Gruzia và Ukraine, dù không muốn cũng phải thừa nhận, các liên minh quân sự đã lỗi thời, đi ngược với chính lợi ích của các quốc gia và dân tộc. Cũng từ đây mà chúng ta cũng thấy được chính sách ngoại giao tự chủ, độc lập, cứng rắn, cương nhu phù hợp là điều rất cần thiết với mỗi quốc gia. Thật may mắn khi Việt Nam đã và đang theo đuổi chủ trương ngoại giao khôn khéo này. Đặc biệt, trong Sách trắng quốc phòng năm 2019 của Việt Nam đã ghi rõ: Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Điều này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp trong bối cảnh các nước đang tăng cường hợp tác song phương, đa phương và hội nhập để mang về lợi ích cho đất nước và nhân dân.

Đặng Trường

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG