Việc Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo “lằn ranh đỏ”, liên tục kêu gọi các nước tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đồng thời giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp trên cơ sở luật pháp quốc tế, đó chính là tín hiệu dự báo sóng gió đã vần vũ nổi lên trên Biển Đông.
Vấn đề Biển Đông và tình hình quân sự trong và ngoài khu vực trong tuần qua nóng hẳn lên khi liên tiếp các cuộc “động binh” tập trận của các quốc gia liên minh chống Trung Quốc, đối thoại “2+2” diễn ra liên tiếp.
Đối thoại giữa các quốc gia Mỹ-Nhật Bản vừa kết thúc, thì tiếp tục đối thoại “2+2” Nhật Bản và Pháp diễn ra. Hành động nối dài đó chỉ diễn ra sau một tuần Mỹ tung tài liệu phản bác “các yêu sách trái pháp luật” của Trung Quốc ở Biển Đông, tuyên bố “Trung Quốc làm trái luật pháp quốc tế”, “Các đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc tự vẽ ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là trái với luật quốc tế”.
Cuộc tập trận đa phương “Sea Dragon 22” Mỹ thực hiện cùng với Úc, Canada, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc tác chiến chống tàu ngầm (ASW) ở Guam đã làm dấy lên nhiều báo động. Cuộc động binh và diễn tập diễn ra trong hoàn cảnh tất cả các nước đồng minh đều nhắm đến Trung Quốc, điều đó thể hiện rõ quyết tâm “làm đến cùng”.
Đường ranh đỏ ngày càng lộ rõ nét trên Biển Đông khi các quốc gia khối tứ giác và đồng minh không chỉ dừng ở các cuộc tập trận, tăng cường vận chuyển vũ khí cho hoạt động huấn luyện chung diễn ra thuận lợi. Mà việc chống Trung Quốc đã được các nước đồng minh đi vào chiều sâu hơn khi thực hiện chiến dịch kêu gọi các quốc gia thực hiện các quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Động thái liền sau đó, không chỉ tuyên bố chống Trung Quốc, các bộ trưởng Úc và Anh còn phát đi thông điệp ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN, cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn dắt và việc triển khai Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Không cần nói huỵt toẹt, ai cũng hiểu tuyên bố trên là động thái “bật đèn xanh”, ngầm truyền đi thông điệp Úc và Anh ủng hộ Việt Nam trong vấn đề pháp lý – chủ quyền trên Biển Đông.
Với diễn biến hiện nay, có thể thấy cuộc chiến chống Trung Quốc được tập hợp bài bản, sự tham gia ngày càng đông của nhiều quốc gia và Biển Đông là mục tiêu các “ông lớn” đang dọn đường hướng tới! Trong tình huống căng thẳng như hiện nay, để tiếng súng không nổ ra trên Biển Đông, không gì khác hơn buộc Trung Quốc phải bước vào cuộc đàm phán, đối thoại, tiến đến giải quyết các vấn đề liên quan chủ quyền Biển Đông bằng luật pháp quốc tế.
Trên hết, Biển Đông không phải là “ao nhà” của Trung Quốc, nhất là với vùng tự do hàng hải càng không thể trở thành tài sản độc tôn mà Trung Quốc muốn chiếm đoạt cho riêng mình. Khi lợi ích tất cả các quốc gia cùng hiện diện trên Biển Đông, tài sản chung đứng trước nguy cơ bị “xóa tích” thì điều tất yếu, các quốc gia không thể nào ngồi yên, nhất là khi hành vi ngang ngược và dã tâm bành trướng của Trung Quốc ngày càng rộng lớn.
Trước một loạt hành động của khối tứ giác an ninh, các quốc gia đồng minh Châu Âu liên quan đến Biển Đông, với Việt Nam đó là tín hiệu rất tích cực. Khi các nước trong và ngoài khu vực càng tham gia vào vai trò, hiện diện trên Biển Đông, càng quan tâm và thực hiện các quyền tự do hàng hải theo quy định của luật pháp quốc tế, Việt Nam càng có lợi, nhất là trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tài liệu bản báo cáo Mỹ công bố, tuyên bố Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông, chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa và không có giá trị pháp lý với quần đảo Trường Sa của Việt Nam – kết quả này là vô cùng quan trọng với Việt Nam. Đây chính là bằng chứng trung thực, khách quan nhất cho thấy chủ quyền các quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông đang bị Trung Quốc chiếm giữ bất hợp pháp. Với bản tài liệu này, nếu như không vì chống Trung Quốc, vì ảnh hưởng đến lợi ích của khối liên minh, thì có lẽ Mỹ sẽ không tung ra một cách đầy đủ và chi tiết, tố cáo Trung Quốc một cách rõ ràng. chi tiết như thế.
Bên cạnh đó, cùng với việc các nước đồng minh, khối tứ giác an ninh ủng hộ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, khối EU ủng hộ quan điểm của Việt Nam đấu tranh bằng biện pháp pháp lý trong suốt thời gian qua, càng nâng cao sự ủng hộ, tín nhiệm của bạn bè quốc tế dành cho đất nước, con người Việt Nam. Đó là thành quả Việt Nam có được sau thời gian dài kiên định với hướng đi riêng của mình, kiên trì, kiên định và độc lập trong mọi quyết sách, không để chi phối bởi quốc gia nào.
Việc Việt Nam liên tiếp phản đối hành vi vi phạm của Trung Quốc trên Biển Đông, nêu quan điểm quan ngại và yêu cầu Trung Quốc các hành vi sai trái – biện pháp này được xem là lạc mềm buộc chặt. Trong tình thế càng phức tạp, người càng giữ được sự bình tĩnh luôn chiếm nhiều lợi thế! Câu nói: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang …”, trong trường hợp này càng thêm ý nghĩa.
Với tình hình hiện nay, sức nóng Biển Đông càng tăng nhiệt qua mỗi tuần, đây cũng là lúc Việt Nam tĩnh táo trong vai trò định hướng, ngoại giao và làm chủ quan lập trường, quan điểm nhất quán đã theo đuổi xuyên suốt cả một chặng đường dài. Như đã thành thương hiệu, trong những tình huống khắc nghiệt nhất, các quốc gia động binh hoặc kích động chiến tranh, theo Sách Trắng Quốc phòng, Việt Nam vẫn không đứng về phía nào, chỉ đứng về phía sự thật và luật pháp quốc tế!
Ốc Biển Trường Sa
Theo: Cánh cò