Friday, March 29, 2024

Trò lố chống phá Đảng của Phạm Nhật Bình

Phát triển đảng viên trong thời kỳ đất nước hòa bình cũng là một vấn đề mà Đảng quan tâm và cũng là vấn đề mà các đối tượng chống phá quan tâm không kém. Song song với việc tìm cách bịa đặt, thêm thắt hạ bệ hình ảnh các lãnh đạo Đảng và nhà nước, các đối tượng chống phá còn ra sức sử dụng chiêu trò hướng lái dư luận hòng định hướng nhân dân thù ghét Đảng, bỏ Đang hay không vào Đảng.

Trò lố chống phá Đảng của Phạm Nhật Bình

Mới đây, trên trang mạng Facebook của Việt Tân đăng tải bài viết có tiêu đề: “Vì sao không muốn vào Đảng” của Phạm Nhật Minh. Trong đó đối tượng này mượn ý kiến cá nhân của bà Phạm Thị Lâm bí thư chi bộ Đảng phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nói về công tác phát triển nhân sự chi bộ nơi bà đảm trách “chúng tối rất khó khăn tìm nguồn mới để kết nạp” để bịa đặt, xuyên tạc công tác phát triển đảng viên mới, nói xấu Đảng. Tác giả còn lộng ngôn rằng: “Số đảng viên mới phát triển hiện nay đa số tập trung trong khu vực nhà nước, các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quốc doanh vì họ bị buộc phải tham gia nếu muốn được thu nhận vào làm việc. Còn ở thành thị, các khu doanh nghiệp mới nổi sau này, ít ai ngó ngàng đến đảng vì họ còn bận làm giàu”.

Nhưng xin thưa, theo thống kê số lượng Đảng viên được kết nạp qua các kỳ đại hội Đảng cho thấy: Năm 2001 số lượng Đảng viên của cả nước là (2.479.719 đồng chí); và cho đến năm 2021 số lượng Đảng viên đã tăng lên đến trên 5,3 triệu Đảng viên. Đây chính là con số biết nói thể hiện rõ ràng nhất không chỉ sự phát triển của Đảng mà còn thể hiện nhu cầu mong muốn vào Đảng để được cống hiến, góp sức xây dựng quê hương, đất nước – đúng như lý tưởng của Đảng đã cống hiến cho dân tộc Việt Nam.

Vậy luận điệu của Phạm Nhật Bình rõ ràng là xuyên tạc, bịa đặt. Một quan điểm mang yếu tố chủ quan của cá nhân để áp đặt lên những con số (số lượng đảng viên và người không muốn vào Đảng). Mục đích sâu xa là để định hướng tư tưởng người dân xa cách Đảng, tránh xa Đảng và thậm chí là ‘thù ghét’ Đảng?

Phải khẳng định rằng, được đứng trong hàng ngũ của Đảng là khát khao, là niềm vinh dự lớn lao đối với nhiều người. Lý tưởng, động cơ của thế hệ trẻ được đứng trong hàng ngũ của Đảng là đúng đắn. Có thể nói, việc vào Đảng chính là biểu hiện trực tiếp thể hiện sự cống hiến, thái độ tích cực, mong muốn đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước cùng đạo lý uống nước nhớ nguồn, tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước đã để lại.

Còn nhớ Bác Hồ từng nói: “Vì sao chúng ta vào Đảng? Phải chăng để thăng quan, phát tài? Không phải! Chúng ta vào Đảng là để hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm trọn nhiệm vụ của người đảng viên…”. Nếu ai đó cho rằng vào Đảng để mưu cầu lợi ích cá nhân thì sớm muộn người đó sẽ thất bại. Thực tế qua rất nhiều bài học về xử lý đảng viên vi phạm kỷ luật cho thấy, cá nhân nào lợi dụng, luồn lách, vào Đảng với động cơ sai trái thì trước sau cũng phản bội lý tưởng của Đảng, phản bội nhân dân.

Thực tế, để được đứng trong hàng ngũ của Đảng cũng không phải là câu chuyện đơn giản. Để trở thành đảng viên, ngoài tài năng, người đó cần có phẩm chất đạo đức tốt. Con người ấy không chỉ thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng mà còn phải chứng minh qua thực tiễn là người ưu tú, được quần chúng nhân dân tín nhiệm. Như vậy thì những người không muốn vào Đảng, không tha thiết với Đảng trên thực tế cũng chưa hội tụ đủ các tố chất của một đảng viên và đương nhiên Đảng cũng không ép buộc ai phải vào tổ chức của mình nếu người đó không giác ngộ, không ưu tú.

Nhìn lại cách đây ít năm, khi một cán bộ có chức vị, được phong hàm giáo sư vi phạm kỷ luật Đảng, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật và tự xin ra khỏi Đảng, dẫn tới một số đảng viên thoái hóa, biến chất hùa theo, công khai tuyên bố trên mạng xã hội việc xin ra khỏi Đảng nhằm bênh vực những sai phạm của vị giáo sư nọ. Đồng thời, muốn qua mạng xã hội để “châm ngòi”, tạo thành một làn sóng bỏ Đảng. Dĩ nhiên, những cá nhân lẻ tẻ đó không đủ uy tín và sức thuyết phục để có thể làm thay đổi nguyện vọng vào Đảng của các quần chúng ưu tú.

Trong rất nhiều mũi công kích chống phá, các thế lực thù địch luôn tìm cách lôi kéo, lợi dụng giới trẻ để gieo rắc những tư tưởng, quan điểm đối lập với tập thể. Sau khi một vài trí thức từng giữ các cương vị lãnh đạo bị xử lý kỷ luật, các thế lực đã kích động phong trào xin ra khỏi Đảng.

Hải Anh

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG