Sau khi bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” vào ngày 06/10/2020, cựu phóng viên Phạm Đoan Trang đã trở thành mục tiêu “giải cứu” số một của giới chống Cộng. Để vận động đám đông tiếp tục ủng hộ Trang vào thời điểm mà hầu hết dư luận “lề trái” đã rã đám hoặc tê liệt, làng chống Cộng đã đẩy mạnh truyền tụng một loạt các danh hiệu huyễn hoặc về Trang. Trong bài này, chúng ta hãy cùng giải ảo một danh hiệu phổ biến nhất.
Đó là danh hiệu “nhà dân chủ”, hoặc “nhà hoạt động nhân quyền”. Trong vài năm gần đây, giới chống Cộng đã nghiễm nhiên gọi Trang bằng danh hiệu này, chỉ vì nó được chính giới nhiều nước đa đảng công nhận. Quả thực Đoan Trang đã hoạt động một cách rất tích cực để quảng bá mô hình đa đảng, nhờ đó nhận được nhiều giải thưởng từ phương Tây – như giải Homo Homini năm 2018 và giải Tự Do Báo Chí năm 2019. Tuy nhiên, trong thực tế, Trang chưa bao giờ hoạt động trong một tổ chức có mô hình dân chủ, dù ở hải ngoại hay ở Việt Nam.
Cụ thể, trong các tổ chức mà Trang tham gia, tổ chức VOICE do Trịnh Hội giữ chức Giám đốc liên tục trong vòng 10 năm, và từ khi Hội thôi chức vào năm 2019, thì VOICE không có giám đốc mới. Tương tự, từ khi Luật khoa Tạp chí được thành lập, tờ báo này đã nằm trọn dưới quyền kiểm soát của sáng lập viên Trịnh Hữu Long, và không thay lãnh đạo theo nhiệm kỳ. Nếu Trang là người thành lập và đứng đầu NXB Tự Do, thì vụ tranh cãi nội bộ vì bê bối tài chính vào năm 2020 cũng cho thấy nhóm này không bầu lãnh đạo, mà được Trang kiểm soát một cách rất mập mờ và chuyên quyền. Trang chỉ hô hào mọi người chuyển sang mô hình dân chủ, chứ bản thân Trang chưa bao giờ sống theo mô hình dân chủ.
Ngoài ra, hãy nhìn vào thái độ của Trang với người dân Việt Nam. Một người làm chính trị không lắng nghe dân, thậm chí khinh thường người dân, thì không thể là người có tư tưởng dân chủ. Và Trang thì chửi người dân là lợn, chỉ vì người dân không tham gia lật đổ chế độ cùng Trang:
Tóm lại, Đoan Trang thuộc về một thứ phong trào dân chủ đánh thuê, trong đó kẻ đứng đầu tổ chức thường không phải là người được các thành viên bầu lên, mà là người có nhiều uy tín để được nước ngoài tài trợ. Tư thế đánh thuê này là một trong những lý do khiến phong trào “Mùa Xuân Arab” chỉ mang lại đổ vỡ cho Bắc Phi và Trung Đông, đồng thời là lý do khiến giới các “nhà dân chủ” ở Việt Nam ngày càng bị cô lập khỏi dân chúng.
Nguồn: Loa phường
Theo: Hội Cờ đỏ