[email protected]
Phải khẳng định rằng báo chí đã có những đóng góp rất to lớn trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều nhà báo tâm huyết, yêu nghề, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm với cộng đồng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhà báo thiếu trách nhiệm với nghề, đạo đức làm báo yếu kém.
Search trên mạng, không khó để tìm ra những nhà báo bị vướng vong lao lý vì vi phạm pháp luật, hoặc vì nguyên nhân nào đó mà đưa tin sai sự thật. Cũng không khó để nhận ra một bộ phận dù không lớn lợi dụng nghề báo để trục lợi, dọa dẫm doanh nghiệm, dùng báo để bảo kê hay xin xỏ. Thậm chí có những người đã từng bị đuổi việc nưng vẫn lợi dụng cơ quan cũ để xin tiền doanh nghiệp, cá nhân… Nhưng hiện thực đó làm ảnh hưởng đến uy tín đội ngũ nhà báo Việt Nam.
Ngay trước ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 vừa qua, dân mạng đã “bóc phốt” một nhà báo mới bị đuổi việc cách đây 2 tháng, đã gửi tin nhắn đến nhiều cơ quan, tổ chức, các nhân để “Xin một lẵng hoa” nhân ngày truyền thống. Tiếc cho anh ta, các cơ quan trên đã đồng loạt bóc mẽ, tung tin nhắn lên mạng:
Những tin nhắn kiểu như thế chắc mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm chứ chưa phải là tất cả.
Hiện tượng mượn danh nghĩa nhà báo đi “Cài CSGT” để kiếm tiền; Viết bài với ý đồ “Đánh để bảo kê” doanh nghiệp; hay khoe quan hệ để lừa đảo không phải là hiếm. Thậm chí, có những kẻ biến chất còn mượn danh nghĩa nhà báo để trwor thành “Bút nô” cho các thế lực thù địch. Tất nhiên, các CSGT không sai thì không có chuyện nhà báo đi cài. Doanh nghiệp không làm sai, thì không có nhà báo nào dọa dẫm được anh ta… Nói như thế để chúng ta có cái nhìn công tâm, khách quan hơn về các hiện tượng tiêu cực (dù không phải là phổ biến) trong xã hội có liên quan đến người cầm bút.
Vào hôm 8/6 và hôm 22/6/2021, Fbker Thang Nguyen có loạt bài viết về sự bát nháo, nhố nhăng và vô cảm của một bộ phận báo chí và những người làm báo. Ngoài việc lý giải nguyên nhân của những tiêu cực trong làng báo, anh còn phản ảnh hiện tượng vô cảm, né tránh hoặc thiếu trách nhiệm với nghề của một bộ phận người làm báo. Xin trích một đoạn:
“Đồng tiền thực sự có thể làm người ta trở bàn phím, bẻ cong ngòi bút! Dựa trên đơn thư tố cáo của người dân phản ánh về toà soạn với hy vọng nhờ báo chí lên tiếng giúp đỡ, một số phóng viên, nhà báo cũng dấn thân đến nhiều nơi để lắng nghe, tìm hiểu, thu thập toàn bộ hồ sơ tài liệu mà người dân cung cấp (thậm chí còn có cả phong bì), không quên để lại nhiều lời hứa chắc nịch. Để rồi sau đó, một số kẻ cầm bút hợm hĩnh đã “một đi không trở lại” và bài vở chờ mãi cũng chẳng thấy đăng. Tắc trách là chuyện bình thường! Nhưng tệ hại hơn, một số phóng viên còn mang toàn bộ chứng cứ người dân đã tin tưởng trao cho họ với nhiều hy vọng để “đi kiếm hợp đồng”, trục lợi cho bản thân. Điều này đã làm tổn thương sâu sắc đến niềm tin của nhân dân đối với đạo đức và sự chính trực của những người làm báo…”.
Vài lời như thế có lẽ chưa đủ để nói về các góc khuất tối tăm của nghề báo, nhưng tôi vẫn tin tưởng rằng đó không phải là hiện tượng phổ biến, nó chỉ là cá biệt và chỉ là “Con sâu làm rầu nồi canh”. Với tôi, báo chí vẫn là người lính xung kích trên mặt trận thông tin, truyền thông. Tuy nhiên để báo chí lành mạnh hơn, các cơ quan báo chí và các cơ quan liên quan cần chung tay, trách nhiệm trong việc loại bỏ những con sâu báo, để không còn hiện tượng “Xin một lẵng hoa” một cách hạ đẳng. Đó cũng chính là cách tốt nhất để củng cố niềm tin của người dân đối với báo chí.
Nguồn: Tre làng
Theo: Hội Cờ đỏ