Thursday, September 19, 2024

PTT. Trương Hòa Bình: Số người dân phải ‘bôi trơn’ khi làm thủ tục tăng

Có 48/63 tỉnh, thành phố để xảy ra tình trạng người dân phải trả tiền ‘bôi trơn’ khi làm thủ tục hành chính, tỉ lệ người dân, tổ chức cho biết phải trả phí ‘bôi trơn’ trong năm 2020 trên cả nước là 0,59%, tăng 0,12%.

PTT. Trương Hòa Bình: Số người dân phải ‘bôi trơn’ khi làm thủ tục tăng
Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị – Ảnh: VGP

Đó là những thông tin được Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ công bố tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 (PAR Index 2020) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020 (SIPAS) của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố, diễn ra chiều 24-6.

Theo kết quả khảo sát SIPAS 2020, ở 63 tỉnh, thành phố vẫn còn tình trạng người dân phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công. Tỉ lệ người dân đi lại 1 lần để làm 1 thủ tục hành chính là 29,69%, đi lại 2 lần 55,71%, đi lại 3 lần 9,64%, đi lại 4 lần 4,41% và 0,72 % phải đi lại 5 lần trở lên để thực hiện 1 thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng người dân bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình cung ứng dịch vụ công, với tỉ lệ ghi nhận 1,23%. Tình trạng người dân, tổ chức bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu xảy ra ở 57/63 tỉnh, thành phố.

Con số đáng lưu ý trong báo cáo SIPAS 2020 là có 0,59% người dân, tổ chức được khảo sát cho biết phải trả tiền ngoài phí/lệ phí, tức tiền “bôi trơn” khi thực hiện dịch vụ công.

48/63 tỉnh để xảy ra tình trạng người dân phải trả phí “bôi trơn” khi thực hiện dịch vụ công, tăng 2 tỉnh so với năm 2019.

Cũng theo báo cáo SIPAS 2020, 82,03% người dân, tổ chức nhận được giấy hẹn trả kết quả khi thực hiện dịch vụ công, 93,56% được trả kết quả dịch vụ công đúng hẹn, 2,43% sớm hơn hẹn và 4,09% trễ hẹn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cũng chỉ ra một số hạn chế cần sớm được khắc phục. Đó là lãnh đạo của một số bộ, ngành, địa phương chưa thể hiện vai trò trách nhiệm đúng mức trong việc thúc đẩy cải cách để bảo đảm tạo chuyển biến rõ rệt trong hoạt động quản lý nhà nước.

Theo ông, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế ở một số nội dung cải cách thể chế chưa được xử lý, tháo gỡ, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về hoạt động kinh doanh theo nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, không gắn với địa giới hành chính, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, phó thủ tướng nhấn mạnh.

PTT. Trương Hòa Bình: Số người dân phải ‘bôi trơn’ khi làm thủ tục tăng
Báo cáo SIPAS 2020 ghi nhận tỉ lệ tổ chức, người dân phải “bôi trơn” khi làm thủ tục hành chính tăng lên – Ảnh: VGP

Việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước được Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ thực hiện hằng năm nhằm đánh giá khách quan chất lượng phục vụ, cung ứng dịch vụ công, của các cơ quan hành chính nhà nước.

Chỉ số SIPAS 2020 được khảo sát trên các lĩnh vực dịch vụ công cung ứng ở cấp tỉnh, huyện, xã liên quan việc cấp giấy chứng nhận/giấy phép/xác nhận về quyền sử dụng đất, môi trường, lái xe, vận tải, xây dựng, quy hoạch xây dựng, văn hóa cơ sở, thể dục thể thao, trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý nhà nước, kinh doanh, tư pháp, lao động, thương binh và xã hội.

Mức độ hài lòng của người dân được đánh giá dựa trên 5 yếu tố tiếp cận dịch vụ; thủ tục hành chính; công chức trực tiếp giải quyết công việc; kết quả dịch vụ; việc tiếp nhận, giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức.

Để đo lường SIPAS 2020, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã phát 36.630 phiếu điều tra xã hội học, số phiếu thu về hợp lệ 35.268 phiếu, đạt 96,28%.

Kết quả cho thấy có 84,71% hài lòng về việc tiếp cận dịch vụ công.

Đối với đội ngũ công chức hành chính, có 87,13% cho biết hài lòng về công chức giao tiếp lịch sự; 86,16% hài lòng về công chức chú ý lắng nghe câu hỏi, ý kiến; 86,58% hài lòng về công chức trả lời, giải thích đầy đủ; 86,65% hài lòng về công chức hướng dẫn hồ sơ dễ hiểu…

Có 3 nội dung người dân mong đợi nhất theo báo cáo SIPAS 2020, đó là cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính và tăng cường nhận hồ sơ – trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

BẢO NGỌC

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG