Saturday, November 23, 2024

Đoan Trang sắp trở thành hàng hóa trên thị trường nhân quyền?

Gần đây, một số tổ chức quốc tế đã tiến hành các chiến dịch đòi thả cây bút chống Cộng Phạm Đoan Trang. Chẳng hạn, hồi tháng 5, tổ chức PEN tại Đức đã công nhận Trang là thành viên danh dự của mình, đồng thời đòi Nhà nước Việt Nam thả Trang “ngay lập tức”. Sự kiện này có thể sẽ mở ra một mùa “vận động yểm trợ” sôi nổi, tạo việc làm cho một giới chống Cộng đang bị đóng băng, trì trệ vì dịch COVID-19 từ một năm rưỡi trở lại đây. Tuy nhiên, sự sôi nổi này dường như đã che khuất một thực tế đáng xấu hổ: bản thân Đoan Trang không muốn mình trở thành tâm điểm của một chiến dịch đòi thả người như thế.

Đoan Trang sắp trở thành hàng hóa trên thị trường nhân quyền?

Trong mắt Đoan Trang, những chiến dịch đòi thả người kiểu này là một hình thức mua bán nhân quyền, mua bán tù chính trị. Trong đó, các nhà nước coi nhân quyền như một món hàng, mà họ có thể trao đổi với nhau để lấy lợi ích kinh tế hoặc địa chính trị. Trang không muốn trở thành tâm điểm của một chiến dịch như vậy, vì không muốn mang thân phận của món hàng.

Cụ thể, trong một clip được Thịnh Nguyễn quay hồi cuối năm 2019 và phổ biến sau khi Trang bị bắt hồi tháng 10/2020, Trang nói:

“Từ lâu tôi đã để ý một đặc điểm của phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam: Đó là các nhà hoạt động cứ tham gia hoạt động một thời gian rồi bị bắt đi tù. Sau đó cộng đồng dư luận trong nước cũng như dư luận hải ngoại lên tiếng kêu gọi trả tự do cho người đó, Free X, Free Y, Free X, v.v. Một thời gian thì họ được trả tự do, họ đi nước ngoài, thế là hết. Khép lại vòng đời của một nhà hoạt động. (…) vòng đời hoạt động của một nhà hoạt động ngắn quá, không đủ để, mặc dù nó có ý nghĩa nhưng không đủ để tạo ra một sự thay đổi nào cả.

Và càng ngày tôi càng nhận ra một điều, (…) là chính quyền cộng sản Việt Nam lợi dụng chuyện đó. Thay vì tiến hành những cải cách lớn, (…) mang tính toàn diện và cách mạng (…) thì họ chỉ đơn giản là (…) bắt một cá nhân nào đấy rồi thả. Thế là được tiếng tôn trọng nhân quyền, tôn trọng các cam kết quốc tế. (…) Vậy có lợi như vậy thì tại sao không bắt? Tại sao không tiếp tục cái việc là cứ bắt rồi người ta kêu gọi thả thì lại thả, đổi lấy một số cái điều ước quốc tế, một số hiệp định thương mại, một số thỏa thuận, một số hợp đồng bán vũ khí nào đấy với nước ngoài? (…) bao nhiêu năm qua cuộc đấu tranh vẫn vậy, tình hình vẫn vậy. Không thay đổi gì hết.

(…) Chúng tôi không phải là hàng hóa để nhà nước cộng sản đem mặc cả với nước ngoài để đổi lấy các hiệp định thương mại hay là các thỏa thuận này nọ (…) Chúng tôi không chấp nhận cái địa vị hàng hóa đó.”

Góc nhìn của Đoan Trang không cá biệt, mà ngược lại, dường như khá phổ biến trong các nhà chống Cộng có thâm niên. Trong một bài viết hồi tháng 05/2021, Bùi Thanh Hiếu, tức chủ blog Người Buôn Gió, đã viết như sau:

“Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ luôn dùng chiêu bài ”nhân quyền” để làm áp lực với với chế độ Việt Nam,  họ bỏ ra vài triệu usd một năm để xúi bẩy những người Việt Nam yêu tự do, dân chủ gồng mình chiến đấu với thể chế độc tài cộng sản Việt Nam. Một số tổ chức , một số người Việt kinh doanh dân chủ đã lợi dụng điều này để trục lợi dưới chiêu bài cổ vũ, ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, qua đó tạo ra những làn sóng, những phong trào để giải ngân số tiền mà đảng Dân Chủ Mỹ chi ra. (…) Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng quá hiểu trò áp lực nhân quyền của đảng Dân Chủ Hoa Kỳ, cho nên họ cũng hoà nhịp chơi lúc thì bắt bớ hàng loạt, lúc lại cho một vài những kẻ được ra nước ngoài tị nạn, những kẻ mà họ biết khi sang đến Hoa Kỳ gần như 90% vô tác dụng.

(…) Nếu như Dân Chủ Hoa Kỳ thực sự quan tâm đến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, thì số tiền mà họ chi ra ít nhất phải vài chục triệu usd một năm, sau đó tăng dần. Đáng tiếc là đảng Dân Chủ Hoa Kỳ chỉ mục đích dùng quyền con người ở Việt Nam, cộng với một số chính sách  kinh tế , viện trợ , quan hệ để áp lực đảng CSVN có thái độ giằng co với Trung Quốc. Rồi từ sự giằng co của Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ lấy điều đó để mặc cả ảnh hưởng của mình với Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, (…) hay những lợi ích kinh tế khác trong quan hệ song phương.”

Đáng tiếc, các chiến dịch đòi thả Đoan Trang đang diễn ra tương tự mọi chiến dịch từ trước, như thể Trang chưa bao giờ phàn nàn về vấn đề này. Đoan Trang – người từng viết rằng “nhà hoạt động nhân quyền” là một nghề đáng được nước ngoài trả lương – giờ đã trở thành hàng hóa trên thị trường tư bản toàn cầu, đúng như số phận của người lao động mà Marx từng tiên đoán.

Nguồn: Loa phường

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG