Ngay khi Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên án Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư các cá nhân, tổ chức chống phá phối hợp cùng với làng truyền thông thiếu thiện chí tung hô kẻ phạm tội chống Nhân dân Việt Nam và không ngừng vu cáo, quy chụp đổ lỗi cho Nhà nước Việt Nam.
Ngày 5/5 Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tuyên án hai mẹ con Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư mỗi người 8 năm tù giam và 3 năm quản chế theo tội danh được quy định tại điều 117, Bộ luật hình sự năm 2015 “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”. Tuy nhiên, chiêu trò của những cá nhân, tổ chức chống phá cùng làng truyền thông thiếu thiện chí lại tìm ‘cớ’ để một mặt ca tụng kẻ có hành vi xâm phạm an ninh Quốc gia, chống lại Nhân dân Việt Nam và mặt khác, la làng vu cáo Việt Nam bỏ tù oan những nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động đấu tranh dân chủ, người nông dân mất đất,… theo đó quy chụp Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Chiêu trò của các cá nhân, tổ chức chống phá phối hợp với làng truyền thông thiếu thiện chí không thể qua mặt được người dân Việt Nam ở chỗ: ‘cố tình đánh đồng giữa việc bị mất đất với hành vi xâm phạm an ninh Quốc gia’. Chiêu trò này không mới bởi lâu nay, các tổ chức mang danh nhân quyền vẫn mượn danh ‘nhà bất đồng chính kiến’, ‘nhà báo độc lập’, ‘tự ứng cử đại biểu Quốc hội’, ‘nhà xuất bản tự do’,…. để bao biện, bao che cho hành vi phạm tội của các cá nhân này.
Ngay khi Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên án, làng đấu tranh dân chủ đã phát đi thông tin dày đặc trên mạng xã hội với đủ loại ngôn từ để ca ngợi hai mẹ con Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư như ‘hiên ngang’, ‘bất khuất’, … Tiếp theo đó, làng truyền thông thiếu thiện chí tung hàng loạt bài cũng với chủ đề ‘tương tự’ để ca ngợi cùng với những bài viết thể hiện quan điểm của tổ chức nhân quyền này, tổ chức nhân quyền kia về việc bỏ tù Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư.
Tuyệt nhiên, các thông tin do cá nhân, tổ chức và làng truyền thông thiếu thiện chí đưa ra chỉ một mực ‘nhấn’ vào người dân mất đất, người đàn bà mất đất, …. mà bỏ qua hành vi phạm tội của Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư. Nhìn thì có thể thấy ngay cái lối ‘diễn’ quy chụp từ một phía, thiếu khách quan hòng đổ lỗi, quy chụp, vu cáo và la làng.
Không lẽ các cá nhân, tổ chức chống phá và làng truyền thông thiếu thiện chí không hiểu ‘việc nào đi việc ấy’. Việc mất đất và hành vi phạm tội không lẽ lại có thể đánh đồng làm một?
Trước hết, nói đến việc Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư là người mất đất nhưng xem ra lại là người nhiều đất nhất hiện nay. Chắc hẳn người dân Việt Nam không khỏi ngỡ ngàng trước hàng chục nghìn mét vuông đất ở tỉnh Hòa Bình hiện do Trịnh Bá Tư quản lý xuất hiện trong vụ bán bưởi vừa qua cùng với diện tích đất ở Dương Nội hiện do Trịnh Bá Phương sử dụng. Vậy, ai là người mất đất ? Dân oan mà có đến hàng vài héc ta đất cả ở Hòa Bình và Dương Nội thì sao gọi là dân oan ?
Mặt khác, việc bị mất đất hay không cần phải được xác định bằng trình tự do pháp luật Việt Nam quy định chứ không thể vì thế mà chống lại chính quyền, chống lại Nhà nước và chống lại Nhân dân Việt Nam. Hành vi nào đi hành vi đó và hành vi cấu thành vi phạm pháp luật phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý độc lập. Không thể lấy hành vi này để lấp liếm, bào chữa cho hành vi khác. Chẳng hạn như, do bị người khác xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nên A có thể giết người đó. Trong trường hợp này, A bị xử về tội giết người do hành vi vi phạm pháp luật của nạn nhân nếu cũng được các cá nhân, tổ chức và làng truyền thông nào đó lu loa cho rằng bỏ tù ‘người bị xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm’ thì liệu có đúng ?
Chúng tôi dẫn giải ví dụ này để khẳng định rằng mỗi hành vi độc lập phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật chứ không thể viện dẫn cái nọ sang cái kia và không thể đánh đồng như chiêu trò mà các cá nhân, tổ chức chống phá cùng làng truyền thông thiếu thiện chí vẫn sử dụng để vu cáo, la làng Việt Nam.
Nói về phiên tòa xét xử Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư theo điều 117, Bộ luật hình sự năm 2015 do Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình đưa ra có thể thấy ý kiến của người dân Việt Nam cho rằng ‘bản án 8 năm tù giam’ so với hành vi thực tế gây ra là rất nhân đạo, nhân văn. Lí giải vấn đề này, nhiều người cho rằng hành vi của Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư đã thực hiện là tàng trữ, làm, phát tán các thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam, đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đến an ninh Quốc gia. Trong khi đó, 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương vẫn ngoan cố trong vỏ bọc ‘người nông dân mất đất’, ‘dân oan’ để thực hiện hành vi chống lại Nhân dân Việt Nam thời gian vừa qua.
Đồng thời, người dân Việt Nam lên án cá cá nhân, tổ chức chống phá và làng truyền thông thiếu thiện chí vẫn cố tình sử dụng chiêu trò ‘vỏ bọc’ để bao biện, bao che cho hành vi phạm tội đi ngược lại với lợi ích của dân tộc Việt Nam và Nhân dân Việt Nam. Chiêu trò này lộ rõ ‘bàn tay đen’ của các cá nhân, tổ chức và làng truyền thông thiếu thiện chí trong việc hậu thuẫn cho các hoạt động chống phá Việt Nam thời gian vừa qua cũng như thông qua một vụ án cụ thể mà Tòa án nhân dân ở Việt Nam đưa ra xét xử theo các tội danh xâm phạm an ninh Quốc gia. Điều này cho thấy, âm mưu và dã tâm của những kẻ chống phá Việt Nam là bằng mọi giá, mọi thủ đoạn trong khi vụ án Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư thì rõ như ban ngày. Luận điệu này người dân Việt Nam không thể chấp nhận và khẳng định rằng những kẻ sử dụng chiêu trò mượn danh này là những kẻ luôn muốn chống lại Nhân dân Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam rất cầu thị đối với những cá nhân, tổ chức và truyền thông có thiện chí xây dựng xã hội Việt Nam mà trực tiếp là môi trường sống của người dân Việt Nam ngày một phát triển tốt đẹp hơn nhưng ngược lại cũng sẽ không chấp nhận bất kỳ một cá nhân, tổ chức và truyền thông nào bao che, tiếp tay, hậu thuẫn cho những hành vi phá hoại cuộc sống của người dân-đó là an ninh chính trị, an ninh quốc gia, an ninh xã hội, an ninh môi trường sống….
Thành Nam
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Theo: Hội Cờ đỏ