Wednesday, September 11, 2024

Tiếng Việt không phải là công cụ để kẻ làm khách muốn dùng sao thì dùng

Ngày 13/4, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xả nước phóng xạ đã qua xử lý tích tụ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển sau khi khẳng định nguồn nước này không gây lo ngại về an toàn cho con người hoặc môi trường. Trước thông tin đó, một lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam lại có không ít những lời chỉ trích nước bạn bằng những hình ảnh, ngôn ngữ hết sức trẻ con. 

Tiếng Việt không phải là công cụ để kẻ làm khách muốn dùng sao thì dùng
Dòng trạng thái đăng trên tài khoản “Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại HCMC China Consul General HCMC”.

Cụ thể, Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM đã viết một bài viết “kháy” Chính phủ Nhật Bản bằng tiếng Việt trên trang “Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại HCMC” rằng “Quan chức nước nào đó không bằng Doraemon”. Thật nực cười khi sự chỉ trích của Trung Quốc đối với quan chức Nhật Bản lại sử dụng Tiếng Việt, Lãnh sự quán có mục đích gì?

Rõ ràng Việc lãnh sự quán Trung Quốc bày tỏ quan điểm, thái độ đối với những sự kiện bất đồng chính kiến là điều không ai cấm cản. Thậm chí, cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng lên tiếng trước hành động của Nhật Bản như ngày 15.4, Trung Quốc đề nghị Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso thử uống nước nhiễm xạ đã qua xử lý tại nhà máy hạt nhân Fukushima, sau khi Nhật quyết định xả nước này ra biển. Khi dùng tiếng nói của quốc gia mình, các anh tỏ vẻ lịch sự, cầu thị bao nhiêu thì dùng tiếng của quốc gia sở tại các anh lại tỏ thái độ trẻ con, hằn học bấy nhiêu? Vậy là có ý gì?

Thực tế đây không phải lần đầu tiên lãnh sự quán Trung Quốc sử dụng Tiếng Việt để đi “cà khịa” với nước khác. Trước đó, tháng 11/2020, trang mạng xã hội của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội đăng bài viết bằng tiếng Việt chỉ trích Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien nhân chuyến thăm của ông đến Philippines và Việt Nam. Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ đang gây mất ổn định tình hình Biển Đông, lợi dụng vấn đề sông Mekong để chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Và cho rằng, các phát biểu ngôn luận công kích Trung Quốc của ông O’Brien “hoàn toàn đi ngược lại sự thật khách quan, chứa đầy tư duy chiến tranh lạnh và thành kiến ý thức hệ mạnh mẽ.”

Trang của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP HCM còn có một dòng trạng thái với lời lẽ rất khiêu khích đối với chính quyền của Tổng thống Trump có nội dung: “Sắp mất chức lại xúi bẩy gây chuyện khắp nơi, về nước chuẩn bị chuyển giao công việc cho cố vấn an ninh kế nhiệm đi”.

Hay tháng 1/2021 mới đây, Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM cũng từng dùng tiếng Việt để công kích Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi xung quan những vấn đề tại đặc khu Hồng Kông. Điều đáng nói ở đây, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc lại dùng chính thứ tiếng của quốc gia sở tại là của Việt Nam để thực hiện cái “nhiệm vụ” không có quy định tại bất cứ một điều luật của quốc tế. Đó chẳng phải là hành động bỉ ổi, “ném đá giấu tay” sao?

Được biết, Đại sứ quán và tổng lãnh sự quán của tất cả các nước đều có 4 nhiệm vụ chính đó là quảng bá hình ảnh của đất nước và thúc đẩy giao lưu văn hóa với nước ngoài; Cung cấp thông tin liên lạc, xử lý giấy tờ, tư vấn thủ tục cần thiết và đảm bảo an ninh cho công dân nước mình ở nước ngoài; Hỗ trợ giáo dục cộng đồng và Đem đến cơ hội việc làm. Tuy nhiên, thời gian qua một số cơ quan ngoại giao đóng tại Việt Nam không chỉ làm những nhiệm vụ đó mà còn kiêm thêm “nhiệm vụ” móc ngoáy, khiêu khích, công kích các nước có quan điểm bất đồng chính kiến với mình.

Nên nhớ, dù là Đại sứ quán, nhưng không phải muốn dùng tiếng dân tộc của đất nước đó để nói gì thì nói. Bởi khi là Đại sứ quán đặt tại một đất nước khác, mỗi lời nói đều mang tính chất quảng bá hình ảnh đất nước. Việc Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc hết “móc ngoáy” nước Mỹ rồi đến “cà khịa” nước Nhật bằng tiếng Việt như vậy là một sự xúc phạm ngôn ngữ dân tộc của Việt Nam. Và nếu ai đó nghĩ rằng việc làm này có thể làm xấu đi hình tượng của tiếng Việt trong mắt cộng đồng quốc tế, thì xin thưa, chỉ có một thứ có thể bị mất mặt trong sự việc này. Và đó không gì khác ngoài bộ mặt của Đại sứ quán và những Lãnh sự quán đến cái việc dùng tiếng nước mình để lên tiếng còn không dám.

Một dân phát ngôn không chuẩn mực, cũng đủ để xã hội chê trách là văn hóa kém. Còn khi “không chuẩn mực” phát đi từ một cơ quan ngoại giao, thì văn hóa của cả quốc gia, bị đánh giá như thế nào, Lãnh sự quán nên tự mà nhìn nhận.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG