Sunday, April 28, 2024

Luận điệu cũ rích từ HRW

Hàng năm, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York (Mỹ) thường công bố cái gọi là Báo cáo thế giới tình hình thực hiện quyền con người ở nhiều quốc gia. Một điều rất dễ nhận ra trong các bản báo cáo mà HRW đưa ra thường có cái nhìn méo mó, sai lệch, đánh giá thiếu công tâm, khách quan tình hình nhân quyền của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Luận điệu cũ rích từ HRW

Thông tin xuyên tạc trên trang web của Tổ chức HRW

Năm nay cũng vậy không phải là ngoại lệ, trong bản Báo cáo thế giới năm 2021 dày 761 trang của tổ chức HRW đưa ra nhiều nhiều vấn đề, thông tin không đúng, sai lệch với thực tế ở Việt Nam: Trong năm 2020, Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản một cách có hệ thống. Chính quyền, dưới chế độ cai trị độc đảng của Đảng cộng sản Việt Nam, xiết chặt vòng kiềm toả các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm họp ôn hoà, tự do đi lại và tự do tôn giáo….”.

Dường như dư luận đã quá quen thuộc với cái gọi là báo cáo này hay còn gọi là “Phúc trình Thường niên” do HRW đưa ra. Bởi trong bản báo cáo năm 2021 không có gì mới. Quanh đi quẫn lại vẫn là những cáo buộc vô căn cứ và không có cơ sở về cái gọi là “Việt Nam gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản”; hay là “Việt Nam lo sợ dân chủ, truyền thông độc lập và các quyền tự do”. Việc HRW cập nhật, đánh giá tình hình nhân quyền của hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới cũng như Việt Nam về các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do chính kiến và tự do ngôn luận; quyền tự do báo chí v tiếp cận thông tin, quyền tự do lập hội và nhóm họp, tự do tôn giáo… mà không hề tham chiếu thông tin, tình hình, số liệu từ các cơ quan chức năng của các nước sở tại, chắc chắn bản báo cáo sẽ bị thiên lệch, không bao giờ khách quan, đầy đủ được. Chính cách làm chủ quan duy ý chí không giống ai của HRW kéo dài từ năm này qua năm khác nên trong bản báo cáo của tổ chức này không được các quốc gia ghi nhận, thậm chí bị phản ứng dữ dội như Trung Quốc, Triều Tiên…. HRW luôn giữ vai trò của một vị quan toà chuyên đi phán xét về nhân quyền của nước khác. Trong khi đó những góc khuất trong vấn đề nhân quyền của Mỹ nơi tổ chức này đóng trụ sở hay đồng minh thân cận của Mỹ lại không mấy khi được đề cập.

Trong bản báo cáo này, một mặt HRW xuyên tạc là các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tùy tiện bắt giữ hoặc truy tố ít nhất 28 người vì “vi phạm các tội danh mơ hồ và quá rộng về an ninh quốc gia, như “tuyên truyền” chống nhà nước hoặc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước””, mặt khác lại dung túng, cổ suý cho những kẻ vi phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Đó là những hành vi như lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phá, nói xấu chế độ và thành tựu đổi mới của đất nước. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Có thể kể đến một số tên đình dám như 3 thành viên cốt cán của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn; Phạm Thị Đoan Trang, tự xưng là phóng viên, blogger nổi tiếng… .

Ở Việt Nam những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền dân chủ, quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến. Điểm thể hiện rõ nét nhất là Hiến pháp năm 2013, ngoài ra có rất nhiều bộ luật cũng tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân như Luật Hình sự, Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng… Việc đảm bảo quyền con người là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Không một ai có thể đứng trên pháp luật, ngoài vòng pháp luật. Bởi vậy, mỗi người dân cần sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Thế nên, ở Việt Nam hoàn toàn không có những người gọi là “nhà hoạt động và bất đồng chính kiến” bị bắt giữ và xét xử. Ở Việt Nam chỉ có những công dân vi phạm pháp luật Việt Nam bị bắt giữ, truy tố và xét xử. Có thể điểm qua một số hoạt động của Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, với vai trò tự xưng là Chủ tịch, Phó Chủ tịch của cái gọi “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, Lê Hữu Minh Tuấn, quản trị trang web “Việt nam thời báo” thường xuyên viết bài trên không gian mạng có nội dung có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Ngoài ra, Phạm Chí Dũng còn tạo lập quan hệ, ký kết hợp đồng viết bài, trả lời phỏng vấn với các trang tin điện tử, các báo đài nước ngoài với mục đích nhằm đấu tranh làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay thành thể chế chính trị tam quyền phân lập. Hành vi của các đối tượng là đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội. Nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Hành vi này đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước, do đó cần phải bị xử lý nghiêm minh mới có tác dụng giáo dục, răn đe phòng ngừa chung. Hay Phạm Thị Đoan Trang, đối tượng cầm đầu Nhà xuất bản Tự do đã viết, biên soạn, tán phát nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền, chống phá chế độ, đòi thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam thông qua các cuốn sách như Cẩm nang nuôi tù, Chính trị bình dân, Phản kháng phi bạo lực….

Dù Trần Đức Thạch, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang… hay nhiều đối tượng khác “tự xưng” mình là các nhà dân chủ hay bất đồng chính kiến gì đi nữa nhưng một khi vi phạm pháp luật Việt Nam thì phải bị xử lý. Đây là việc làm cần thiết của các cơ quan chức năng. Bởi lẽ, quốc gia nào cũng có thể chế chính trị và hệ thống luật pháp của quốc gia đó. Pháp luật đều quy định những điều công dân được làm và không được làm. Tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Thế nên, một khi công dân vi phạm pháp luật chắc chắn sẽ bị xử lý. Hãy nhìn sang nước Mỹ, sau khi xảy ra vụ bạo loạn ở Điện Capitol vào ngày 6/1/2021, cựu Tổng thống nước này là Donal Trump có những phát ngôn mang tính kích động, vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng nên đã bị Facebook và Twitter khoá tài khoản. Điều đó một lần nữa cho thấy dù là người lãnh đạo đứng đầu đất nước nhưng một khi vi phạm các chuẩn mực cơ bản, quy định của pháp luật chắc chắn sẽ bị pháp luật điều chỉnh, can thiệp. Từ đó có thể thấy rằng HRW đã tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, vi phạm các quy chuẩn quốc tế khi cố tình thông tin “lập lờ đánh lận con đen”, xuyên tạc trắng trợn, đánh giá sai lệch hoàn toàn về tình hình nhân quyền Việt Nam.

HRW đã nhiều lần đưa ra những thông tin thiếu khách quan, sai lệch về tình hình nhân quyền và việc thực thi pháp luật về nhân quyền của Việt Nam. Trong khi đó HRW lại cổ súy cho những đối tượng chống đối cũng như các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để vi phạm pháp luật Việt Nam. Việc HRW đưa ra những thông tin trong bản báo cáo là hoàn toàn không đúng sự thật và không thể chấp nhận được. Qua đó một lần nữa có thể thấy rõ bản chất và động cơ xấu xa của HRW. Tổ chức này lập ra không phải chỉ để quan tâm, chăm lo, xây dựng và hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống cho toàn thể nhân loại mà thực chất là chỉ muốn lợi dụng cái gọi là vi phạm nhân quyền như một cái cớ để mưu toan thực hiện ý đồ chính trị đen tối, tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền và Việt Nam một trong những nước nằm trong mưu đồ đó.

Nhật Linh

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG