Thursday, May 23, 2024

Nỗi nhục nhã của nền dân chủ Mỹ

Trong những giờ qua, trên các phương tiện truyền thông quốc tế lan truyền bức ảnh người đàn ông gác chân lên bàn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 6/1/2020. Bức ảnh lan truyền với tốc độ chóng mặt và gây nhiều xúc cảm đối với người xem. Bức ảnh nổi tiếng không phải bởi người thợ ảnh hay chủ nhân của bức ảnh mà lại chính là một người dân bình thường ngồi chễm chệ và gác chân lên bàn làm việc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ với một thái độ tự tin, đầy vẻ kiêu ngạo.

Nỗi nhục nhã của nền dân chủ Mỹ

Bức ảnh người đàn ông gác chân lên bàn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi gây bão mạng. Ảnh: AFP/Getty.

Người đàn ông gác chân lên bàn của sau khi xông vào bên trong tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1 được xác định là Richard Barnett, đến từ Tây Bắc Arkansas. Bức ảnh của Getty đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội sau hỗn loạn ở Điện Capitol trong ngày lưỡng viện họp kiểm phiếu đại cử tri xác nhận kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Chia sẻ với báo giới, Barnett cho biết, ông đến Washington để nghe Tổng thống Donald Trump phát biểu.

Dù Richard Barnett tuyên bố với báo giới rằng, bản thân đã bị những người biểu tình đẩy vào bên trong tòa nhà Quốc hội Mỹ khi những người biểu tình phá các cánh cửa. Ít lâu sau, ông ta đã tìm thấy văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Sau khi mang theo một lá cờ vào văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ và để lại lời nhắn cho bà Pelosi, Richard Barnett đã bị cảnh sát Điện Capitol đuổi ra.

Điện Capitol, từ lâu được ví là trung tâm của đất nước và trái tim, niềm kiêu hãnh của nền dân chủ Mỹ. Một vị trí bất khả xâm phạm, vậy nhưng ngày 6/1 đã đi vào lịch sử nước Mỹ khi những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã trèo hàng rào, xô đổ hàng rào cảnh sát, tràn vào và đi lại tự do bên trong toà nhà Quốc hội, vốn nay lâu được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Điều này cho thấy lỗ hổng an ninh rất lớn ở thiên đường tự do.

Sau sự việc trong một động thái mới nhất, Cảnh sát trưởng Quốc hội Mỹ Steven Sund đã tuyên bố sẽ từ chức. Ông ta lên án đám đông “hung hăng tấn công” cảnh sát bảo vệ tòa nhà quốc hội cùng các nhân viên hành pháp bằng những ống kim loại, hơi cay và các vũ khí khác. Ông Paul Irving – phụ trách an ninh tại Hạ viện, sẽ nộp đơn từ chức. Còn lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện, ông Chuck Schumer, tuyên bố sẽ cách chức ông Michael Stenger – người phụ trách an ninh ở Thượng viện, sau khi Đảng Dân chủ chính thức kiểm soát cơ quan này. Ngoài ra nhiều chính trị gia ở Thượng viện lẫn Hạ viện Mỹ cũng đã kêu gọi điều tra vụ việc. Chắc chắn sắp tới, Barnett và rất nhiều người khác phải đối mặt với các cáo buộc liên bang và có thể bị truy tố về tội xâm nhập trái phép khi tự ý xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ.

Đánh giá về sự cố có một không hai này, Chủ tịch Hội đồng an ninh nội địa Hạ viện Mỹ, ông Bennie Thompson nói “Ai cũng biết rằng những nhóm cực đoan, một số muốn kích động nội chiến, đang lên kế hoạch bạo lực. Gần 20 năm sau sự kiện 11/9, rõ ràng vẫn còn những khoảng trống lớn trong sự sẵn sàng trước khủng bố và khả năng phản ứng của chính phủ liên bang”. Có lẽ đây là tình trạng tồi tệ nhất mà trụ sở Quốc hội Mỹ từng trải qua.

Từ lâu Mỹ luôn rêu rao ca ngợi thiên đường tự do, dân chủ của mình, lên tiếng dạy đời các nước học và đi theo nước Mỹ. Và sự thực hôm nay, hình ảnh Richard Barnettngồi gác chân lên bàn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thực sự là cú tát trời giáng đánh vào niềm kiêu hãnh Mỹ. Chắc chắn Mỹ phải trả giá cho thói kiêu ngạo và trịch thượng của mình đối với phần còn lại của thế giới. Phải rất lâu nữa người Mỹ mới quên đi hình ảnh đau đớn và đầy nhục nhã có một không hai này.

Linh Giang

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG