Sunday, April 28, 2024

Bàn về nhân cách người làm báo

không phải lần đầu bàn về lối hành văn của những nhà báo với điểm đầu vào “10 điểm 3 môn” trên một số tờ báo, tuy đã có những sự uốn nắn, chấn chỉnh, nhưng ở đâu đó vẫn còn những cây bút với cách viết, cách đặt tiêu đề tùy tiện, dễ gây hiểu nhầm hoặc cố tình nhằm vào một ai đó.

Điển hình, liên quan đến việc Thượng úy Nguyễn Tuấn Minh (thôn Hải Long, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) là cán bộ Công an xã Đạo Lý (Lý Nhân, Hà Nam) trong lúc giải quyết một vụ ẩu đả gây mất an ninh trật tự trên địa bàn đã bất ngờ bị một đối tượng tấn công gây thương tích nặng ngay tại hiện trường. Mặc dù được quần chúng nhân dân nhanh chóng đưa đi cấp cứu, tuy nhiên đến khoảng 15 giờ cùng ngày 10/11/2020, Thượng úy Minh đã qua đời tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lý Nhân, nguyên nhân do bị vỡ lá lách trái gây mất máu cấp dẫn đến tử vong.

Bàn về nhân cách người làm báo

Cách hành văn “cẩu thả” của một số tờ báo

Đúng là sinh nghề tử nghiệp, trong thời bình, sự mất mát hy sinh của mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thời gian vừa qua đều gây nỗi bất ngờ, tiếc thương to lớn. Vậy nhưng, trước sự hy sinh, mất mát như vậy, một số tờ báo như vietnamnet, laodong.vn, tuoitre.vn… lại đưa tin, giật tít với các tiêu đề thể hiện rõ sự thờ ơ, vô ơn: “Thượng úy công an bị đánh tử vong ở Hà Nam”, “Thượng úy công an bị đấm tử vong khi can ngăn vụ xô xát…”, “Thượng úy công an bị đánh chết khi giải quyết vụ ẩu đả”…

Những cách đặt tiêu đề như vậy khiến cho người đọc dễ bị hiểu sai về bản chất của sự việc. Cũng có thể do sự năng lực kém, họ không có từ nào để diễn tả về vụ việc trên hay trình độ chuyên môn của những nhà báo, biên tập chỉ có đến thế mà thôi? tại sao họ lại không đặt tiêu đề như “Thượng úy Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự” ? Hay do thù ghét cá nhân với phía công an nên họ cố tình làm vậy.

Bàn về nhân cách người làm báo

Báo VTC có rất nhiều “sạn”

Không những vậy, báo VTC ngay lập tực cũng có đăng bài viết “Công an không bảo vệ được mình, làm sao bảo vệ được pháp luật”, với câu mở đầu thế này, tôi xin được phép dẫn nguyên văn “Súng đâu, công cụ hỗ trợ đâu mà cảnh sát phải chết khi can ngăn vụ xô xát như vừa xảy ra ở Hà Nam; công an không bảo vệ được mình, làm sao bảo vệ được pháp luật?”. “Bên cạnh sự non yếu về nghiệp vụ, họ chưa đủ dứt khoát, cương quyết khi đối mặt với kẻ vi phạm, nhất là những tên chống đối quyết liệt, hung hãn. Không mạnh tay trấn áp tội phạm trong những trường hợp này chính là tự đưa mình vào thế yếu, khiến bản thân họ
gặp nguy hiểm”.

Súng đâu, công cụ hỗ trợ đâu? Ai đã tước đoạt công cụ hỗ trợ của lực lượng công an. Tôi nghĩ anh phóng viên hỏi câu này, nhưng cũng biết câu trả lời. Người công an, khi đối mặt với tội phạm, hay những kẻ côn đồ, họ có muốn dùng súng hay công cụ hỗ trợ không? Xin thưa là có, ai chẳng muốn bảo vệ tính mạng của mình. Nhưng qua rất nhiều vụ việc cán bộ công an bị dư luận chỉ trích vì dùng công cụ hỗ trợ, thậm chí dùng tay chân để trấn áp người vi phạm, họ xuất hiện tâm lý “ngại” khi dùng nó. Bởi vì sợ rằng, những hình ảnh đó nếu bị ghi lại, rồi cắt xén, đăng lên mạng với một câu chuyện xoay 180 độ, từ những người làm đúng, họ bị cả mạng xã hội lên án, bị ném đá, thậm chí gia đình bị đe dọa.

Như vậy, qua sự việc trên, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nhân cách, đạo đức nghề làm “lều báo”, cũng như cho thấy những hạt sạn lớn trong vấn đề đào tạo, tuyển dụng đội ngũ làm báo. Sự tùy tiện hoặc gán ghép suy nghĩ, thù hằn cá nhân vào bài viết là hủy hoại nền báo chí khách quan, chân thật, kịp thời. Do đó, rất mong các tổng biên tập hãy luôn nêu cao trách nhiệm trong việc đào tạo, quản lý nhân sự, thẩm định, duyệt bài, tránh vì chạy theo lợi nhuận mà quên đi đạo đức nghề nghiệp.

Mã Phi Long

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG