Thursday, October 31, 2024

VIỆT NAM ĐƯỢC CẢ THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID 19

Tính đến 9h00 sáng hôm nay 22/4/2020, thế giới có tổng cộng 2.556.745 ca mắc
COVID-19, trong đó 177.619 ca tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục cảnh
báo về dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại. Trong đó, Mỹ vẫn là quốc gia có số
ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, với 818.744 ca mắc, trong đó 45.318 ca tử
vong. Số ca nhiễm bệnh và tử vong mới ở Mỹ trong 24h qua vẫn rất cao với trên
27.500 ca mới và 2.347 ca tử vong. Việt Nam hiện có 268 ca dương tính với
SARS-CoV-2, trong đó đã có 216 người đã khỏi bệnh và không có trường hợp tử
vong, tín hiệu đáng mừng là hơn 5 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận trường
hợp nhiễm mới nào. Người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret
Harris cho biết diễn biến tình hình dịch COVID-19 hiện nay ở Châu Âu vẫn là một
bức tranh hỗn hợp. Ở một số nước như Italy và Tây Ban Nha diễn biến dịch đang
chậm lại, trong khi ở một số nước khác đang gia tăng.
VIỆT NAM ĐƯỢC CẢ THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID 19
Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới
(WEF) tại Geneva: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng, chống dịch COVID-19
với nguồn lực hạn chế”
Tuy nhiên, ở bên kia châu lục, Việt Nam đang nổi lên là một điểm sáng trên thế giới
về công tác phòng chống và ngăn chặn sự lây lan của dại dịch để đưa vào thực tế
như một hình mẫu cho thế giới. Hiện nay, Việt Nam hiện đã ghi nhận 268 ca nhiễm
bệnh và chưa có trường hợp tử vong nào. Điều đó cho thấy Việt Nam đã tránh được
những trải nghiệm tử vong hàng loạt ở châu Âu và Mỹ nhờ sớm hành động quyết liệt,
xét nghiệm rộng rãi, cách ly nghiêm ngặt và có sự thống nhất y chí cao trong xã
hội. Theo đó, ngay ở giai đoạn đầu của dịch, Việt Nam đã thực hiện đóng cửa các
trường học, siết chặt biện pháp kiểm soát biên biên giới với Trung Quốc, cách
ly những người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 và tìm kiếm những người
đã tiếp xúc trực tiếp (F1) với người bệnh, cho đến những người tiếp xúc với F1
(F2) và những người tiếp xúc với F2 (F3)… Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên,
sau Trung Quốc, cách ly toàn bộ một cộng đồng khoảng 10.000 người tại Vĩnh Phúc
sau khi phát hiện có nhiều trường hợp nhiễm bệnh ở đây.
Giai đoạn bùng phát dịch lần thứ hai bắt nguồn từ những người trở về từ Châu Âu và
những người này, trong đó có nhiều khách du lịch, lại mang virus tới nhiều vùng
của đất nước, nhiều ca mới nhiễm cũng vừa được phát hiện ở một trong những bệnh
viện lớn nhất cả nước. Khi virus SARS-CoV-2 trở lại, Việt Nam cũng đã thắt chặt
các biện pháp phòng ngừa, như cách ly trong 14 ngày với tất cả khách du lịch nhập
cảnh và hiện có khoảng 75.000 người đang được cách ly ở các cơ sở quân sự hoặc
tại nhà. Việt Nam cũng đã ngừng cấp thị thực, cấm nhập cảnh với du khách từ các
nước châu Âu bị ảnh hưởng với dịch bệnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu
cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, chỉ ra khỏi nhà nếu có việc cần thiết.
Một trong những lý do cho sự thành công đến nay của Việt Nam trong công tác chống dịch
là việc huy động sức mạnh của người dân thông qua các chiến dịch quần chúng,
qua tin nhắn và tuyên truyền. Bên cạnh đó còn có một ứng dụng trên điện thoại
thông minh để mọi người dân khai báo tình trạng sức khỏe và việc khai báo không
chính xác có thể bị phạt. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mạnh tay đối phó với nạn
lan truyền của tin tức giả về virus SARS-CoV-2 và đến nay, 800 người vi phạm đã
bị phạt theo quy định. Pháp luật Việt Nam cũng cho phép huy động nhanh chóng lực
lượng nhân viên y tế và quân đội tham gia chống dịch. Các y bác sĩ và y tá tận
tình với công việc, trong khi những người lính nhường nơi sinh hoạt của họ để
làm khu vực cách ly. Đặc biệt, khác với những nơi khác, hầu như không có sự
nghi ngờ gì về số người nhiễm Covid-19 chính thức tại Việt Nam.
Khôngnhững chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid 19, Chính phủ Việt
Nam còn hỗ trợ hàng trăm nghìn khẩu trang cho các nước châu Âu chống dịch. Theo
đó, Chính phủ Việt Nam đã tặng 550.000 khẩu trang kháng khuẩn cho đại diện đại
sứ quán 5 nước châu Âu ở Hà Nội, gồm Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Anh. Cùng
ngày, kênh truyền thông euronews của châu Âu đưa tin ngoài 5 nước châu Âu kể
trên, Việt Nam cũng tặng khẩu trang và thiết bị y tế cho các nước Campuchia,
Lào và Trung Quốc để chống dịch. Điều đó cho thấy Việt Nam là bạn và đối tác
tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam mong muốn
xây dựng quan hệ chặt chẽ và đa dạng với các nước trên thế giới và đóng vai trò
tích cực trên trường quốc tế.
VIỆT NAM ĐƯỢC CẢ THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID 19
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng trao hàng hỗ
trợ phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân
dân các nước Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha và Anh ngày 07/4/2020.
Đại diện WHO tại Việt Nam ông Ki Tong Park nói rằng: “việc ứng phó sớm là rất quan
trọng. Việt Nam đã phản ứng sớm và hành động tích cực chống dịch bệnh. Báo cáo
đánh giá rủi ro đầu tiên đã được thực hiện từ đầu tháng 1, ngay sau khi có
thông tin về dịch bệnh ở Trung Quốc”.
Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva ngày 30/3/2020 đăng bài
viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề: “Viet Nam shows how you can
contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch: “Việt Nam cho thấy
cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng
phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành “ngọn hải đăng”
về cách làm với nguồn lực hạn chế.
Đảng Phong trào Cánh tả đoàn kết (MIU), một chính đảng thuộc liên minh cầm quyền,
bày tỏ sự khâm phục trước việc Việt Nam đã có sự chuẩn bị từ rất sớm để đối phó
với dịch bệnh COVID-19, mặc dù là một trong những nước đầu tiên trên thế giới bị
ảnh hưởng dịch bệnh. Việt Nam cũng đã thực hiện những biện pháp quyết liệt ngay
từ đầu với sự phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống và đoàn kết của toàn dân để có
thể kiểm soát được những tác động của COVID-19, được minh chứng qua những con số
người mắc bệnh khá thấp so với các nước khác trên thế giới.
Đảng Cộng sản Chile cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các biện pháp mà Việt Nam đã áp
dụng để phòng chống và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 khi mà nhiều
nước trên thế giới đang phải “gồng mình” chống đỡ dịch bệnh. Đảng Cộng
sản Chile cho rằng những kết quả mà Việt Nam đạt được trong quá trình đối phó với
COVID-19 là một hình mẫu cho nhiều chính phủ trên thế giới.

Có thể thấy rằng đối với Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, chắc chắn để quay trở
lại bình thường sau đại dịch lần này nền kinh tế cũng sẽ bị tác động rất lớn bởi
dịch bệnh. Tuy nhiên những gì mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm để
đối phó với COVID-19 hoàn toàn có thể tự hào và đáng nể trọng khi nhìn vào bức
tranh tổng thể trên toàn thế giới trong thời gian vừa qua.

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG