Sunday, May 12, 2024

Chính sách ‘chỏi’ nhau, người bệnh thiệt thòi

Xung đột chính sách khi hai ngành y tế – bảo hiểm xã hội ‘chỏi’ nhau khiến người dân đi khám bệnh thiệt thòi…

Chính sách 'chỏi' nhau, người bệnh thiệt thòi

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (trái), ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) – ẢNH: NGỌC THẮNG

Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế; xung đột chính sách khi hai ngành y tế – bảo hiểm xã hội “chỏi” nhau khiến người dân đi khám bệnh thiệt thòi… làm “nóng” hội trường trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội của Quốc hội diễn ra hôm qua 1.11.

“Bộ trưởng giải trình nhưng tôi không yên tâm”

Theo báo cáo của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện có hơn 80% người dân đã tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long) chưa yên tâm với tỷ lệ này khi rất nhiều đối tượng đặc thù như người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa không có khả năng tiếp cận. “Đáng quan tâm hơn, tình trạng lạm dụng, trục lợi BHYT có xu hướng tăng mạnh, ngày càng tinh vi hơn”, ĐB Trang lo ngại.

ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cũng cho rằng nợ đọng BHYT, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp, bội chi trong quản lý sử dụng thanh toán quỹ BHYT đang là vấn đề rất “nóng” và bức xúc.

Giải đáp băn khoăn của các ĐB, Bộ trưởng Kim Tiến cho biết Bộ đang nghiên cứu điều chỉnh Nghị định 105/2014 để đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát lạm dụng, sử dụng dịch vụ y tế quá mức và không hợp lý.

Chưa hài lòng với giải trình này của Bộ trưởng Tiến, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) thẳng thắn: “Tôi không yên tâm, vì cử tri đang rất bức xúc. Vừa rồi, hai ngành y tế và BHXH đôi co nhau, không biết bên nào đúng, bên nào sai. Đơn cử, tháng 4 và tháng 8.2017, Bộ Y tế ban hành 2 công văn số 1294 và 4069. Chỉ sau 2 tuần, BHXH ban hành 2 công văn 1134 và 2742 không đồng ý với công văn của Bộ Y tế”. Và theo ĐB Cầu: “Chịu thiệt thòi nhất là người bệnh. Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và BHXH nhanh chóng khắc phục xung đột nêu trên, xây dựng đầy đủ hành lang pháp lý đảm bảo quyền lợi 3 bên, trong đó dứt khoát quyền lợi của người dân phải được ưu tiên hàng đầu”.

Về những lo ngại nguy cơ vỡ quỹ BHYT, Bộ trưởng Y tế cho biết đến năm 2016, kết dư quỹ BHXH là 47.000 tỉ đồng. “Nó có cái không tốt vì đây là quỹ ngắn hạn, người dân đóng và họ phải được hưởng hết hằng năm, kết dư nhiều như vậy chứng tỏ người dân chưa được thụ hưởng tối đa các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ cao. Đó là biểu hiện của nền y tế chưa công bằng”, bà Tiến nói và tiếp tục giải thích: “Nhưng trong cái không tốt có cái may. Năm 2017, khi điều chỉnh giá dịch vụ, thì chi phí cao lên, dự kiến chi bảo hiểmtrong năm phải vượt quá khoảng 10.000 tỉ thì có số kết dư này. Nếu như vậy thì chúng ta có thể dùng quỹ kết dư đến hết năm 2019. Như vậy, nguy cơ vỡ quỹ là có nhưng chưa vỡ ngay”.

Đề xuất lùi thời gian thay đổi lương hưu với lao động nữ

Liên quan đến chính sách BHXH, một số ĐB đề xuất lùi thời gian thay đổi cách tính lương hưu từ 1.1.2018 để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ… Luật BHXH năm 2014 quy định, từ ngày 1.1.2018, nhiều lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 sẽ hưởng lương hưu thấp hơn hẳn so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu năm 2017. ĐB Nguyễn Thị Như Ý (Đồng Nai) đề xuất với Ủy ban Thường vụ trình QH xin lùi thời gian thực hiện quy định trên để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ.

ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, cũng đề xuất: “Quan điểm của ủy ban là ủng hộ kéo dài thời gian cho phụ nữ được hưởng lương hưu theo mức 3% thêm vài năm nữa để họ khỏi thiệt thòi so với nam giới. Vì vậy, đề nghị tính lương hưu cho phụ nữ theo công thức cũ”.

Theo Thanh niên

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG