Saturday, April 27, 2024

Hãy Công Bằng Với Lịch Sử!

Các “sử gia Facebook” ngày nay luôn đòi hỏi lịch sử phải A…. lịch sử phải B… phải đăng tin rầm rộ chiến tranh biên giới, phải mô tả thật chi tiết tội ác của quân xâm lược bành trướng Trung Quốc…. rồi phải tưởng nhớ các liệt sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh tại Hoàng Sa….

Nhưng, sao lại “lặng câm” trước những sự kiện cũng trong những năm tháng 3 đầy nước mắt thế này…. Đợi đến cuối ngày…. vẫn là sự câm nín lạnh lùng….

Nhắn nhủ các “sử gia”: học sử là phải học trọn vẹn, nhất là lịch sử dân tộc…. đừng bài học, bài bỏ… cái này là học “tủ”, có ngày bị tủ đè đấy… Vậy thì viết vài dòng tưởng nhớ về lịch sử vậy….

————————————

Thảm sát Mỹ Lai: 51 năm kiếm tìm sự tha thứ

Sau nửa thế kỷ, không chỉ có các nạn nhân Việt Nam, mà nhiều người Mỹ cũng chưa thể vượt qua nỗi ám ảnh từ cuộc thảm sát Mỹ Lai.

“Nói dối là vũ khí mạnh nhất trong chiến tranh”, Mike – phóng viên chiến trường Mỹ nói. Ông cho rằng cuộc thảm sát Mỹ Lai là ẩn dụ cho toàn bộ chiến tranh Việt Nam. Và không dừng lại ở Mỹ Lai, Chính phủ Mỹ đã gây ra nhiều Mỹ Lai khác ở Việt Nam.

“Chính sách của Mỹ không chỉ là tiêu diệt kẻ thù trong chiến trận để ngăn địch tới vùng hòa bình, mà sát hại những người dân không vũ trang để tiêu diệt ý chí và khả năng chiến đấu”, người phóng viên chiến trường phân tích.

Tròn 51 năm sau sự kiện đẫm máu đó, ta rất trân trọng nỗ lực xây dựng quan hệ tốt để phát triển kinh tế giữa hai nước nhưng không vì thế mà lãng quên quá khứ”.

“Chúng ta phải nhắc nhở thế hệ tương lai về Mỹ Lai, nếu chúng ta chôn vùi lịch sử, chúng ta sẽ vùi lấp công sức của những người đã ngã xuống vì quê hương”.

——————–

Đó là sáng 16/3/1968, giữa mùa thu hoạch khoai lang ở làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Trên những con đường và gò đất ở thôn Mỹ Lai, phơi đầy khoai lang mới xắt.

Bà Hà Thị Quý hôm ấy dậy sớm, để xí chỗ phơi khoai trên mảnh đất gò. Nhà hôm ấy chỉ còn mấy người phụ nữ và trẻ con, là mẹ bà Quý, đứa con gái 17 tuổi và đứa cháu. Chồng bà đã đưa hai con trai đi lên núi chăn bò từ sáng.

7h27, trực thăng Mỹ bay tới. Sau các loạt đạn dẹp đường, 100 lính đổ bộ xuống Mỹ Lai. Bà Quý nhìn thấy lính Mỹ tiến về nhà mình, nhưng không chạy. “Vì nghĩ không có Việt Cộng thì họ bắn làm gì?” – người phụ nữ 93 tuổi vẫn nhớ rõ cảm giác hồn nhiên của mình 50 năm về trước.

Lính Mỹ không nghe bà nói. Họ đập ảng nước, lu đựng củ lang khô, rồi chĩa súng vào 4 người trong nhà, ra lệnh phải theo họ ra đồng. Cô con gái 17 tuổi bám vào tay mẹ lí nhí: “Chắc họ bắn chết mất mẹ ơi”. Bà Quý cả quyết: “Cứ đi đi con, sống chết gì cũng đến số rồi”, với niềm hy vọng ngây thơ rằng bà đã gặp lính Mỹ nhiều lần. Nhưng rồi bà bàng hoàng nhận ra: “Chưa có đội quân nào tàn bạo đến thế”.

Lính Mỹ tập hợp họ thành hàng dài bên bờ mương và bắt đầu nã đạn.

Bà Quý đã sống sót nhờ bị vùi lấp dưới xác người. Bị thương ở mông và chân phải, không thể leo lên bờ mương, bà nằm thoi thóp trong bê bết máu.

Cuối ngày hôm đó, trên các bản tin của quân đội Mỹ, “128 Việt Cộng đã bị tiêu diệt sau một ngày chiến đấu khốc liệt”. Tướng William Westmoreland, tư lệnh của lực lượng Mỹ tại miền Nam Việt Nam, có lời khen đơn vị của ông đã “làm việc kiệt xuất”.

Bà Quý vẫn xúc động khi nhớ về sự kiện 50 năm trước.

Sau sự kiện Tết Mậu Thân đầu năm 1968, tình báo Mỹ cho rằng tiểu đoàn 48 thuộc Mặt Trận Giải phóng miền Nam đang lui về ẩn náu tại làng Mỹ Lai. Địa danh này được đánh dấu trên bản đồ quân sự là “Pinkville” (làng Hồng), nơi tình nghi có Việt Cộng ẩn náu.

Đại úy Ernest Media, chỉ huy đại đội Charlie đã ra lệnh cho quân lính nhắm vào địa điểm này với mục tiêu “giết tất cả những gì chuyển động”.

Cho đến nhiều tháng sau đó, những gì đã diễn ra tại Mỹ Lai vẫn được xem là một thắng lợi của quân đội Mỹ. Cuộc điều tra đầu tiên được thực hiện vào cuối tháng 4/1968, nhưng chỉ để đưa ra kết quả rằng “hơn 20 thường dân đã vô tình bị giết trong chiến dịch”.

Sự thật về Mỹ Lai tiếp tục chìm vào câm lặng, cho tới một năm sau. Một người lính khác viết thỉnh nguyện thư gửi đến 30 nghị sĩ Mỹ. Anh tham gia một cuộc rà soát bằng trực thăng sau sự kiện vài ngày, và phát hiện ra thi thể của một phụ nữ Việt Nam với dấu vết của Lữ đoàn 11.

Và phải cho tới tận tháng 11/1969, nhờ sự vào cuộc của báo chí, những mảnh sự thật đầu tiên mới được phơi bày. Báo The Plain Dealer số ra ngày 20/11 năm đó đăng bức ảnh đầu tiên về cuộc thảm sát.

Bà Quý vẫn còn nhớ rõ thứ mùi lẫn lộn vào ngày hôm ấy. Mùi của cánh đồng tháng ba còn thơm hương lúa ra đòng, mùi tanh của máu, mùi củ khoai lang, mùi lúa gạo bị cháy khét trong những ngôi nhà ngùn ngụt lửa. Thứ mùi ám vào cả giấc ngủ khiến bà phải hút thuốc bổ suốt một tháng đến khi vết thương hồi phục.

Những người còn sống ở thôn Mỹ Lai, đều mang một ký ức đậm nét như thế cho dù nửa thế kỷ đã trôi qua. Và bà Quý nói, trong bà vẫn còn nguyên lòng căm thù.

——————–

Bốn tiếng được tuyên bố là một “chiến dịch thắng lợi” của quân đội Mỹ tại các thôn của Sơn Mỹ đã cướp đi sinh mạng của hơn 500 người Việt Nam. Nhưng ngay cả với người Mỹ, thì sự kiện kinh hoàng ấy cũng đã tước đi của họ nhiều cuộc đời.

Trong đại đội Charlie tham gia thảm sát vụ Mỹ Lai có hai người Việt, đó là trung sĩ Nguyễn Đình Phú và Dương Minh.

Tòa án Mỹ đã không kết tội bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào sau vụ thảm sát này, Chỉ có một người bị tòa án Mỹ buộc tội sau vụ thảm sát Mỹ Lai, là trung tá William Calley Jr. Tay súng này bị cáo buộc đã giết 22 người không có vũ trang trong sự kiện, và thụ án ba năm rưỡi cho đến khi được ân xá.

Nhưng có nhiều người khác chịu sự giày vò. Binh nhất Varnado Simpson là một ví dụ. 20 năm sau sự kiện, khi các nhà báo gặp lại tay súng này, ông ta đã mắc Hội chứng stress hậu chấn động (PTSD) nặng nề. Tay và chân của Simpson không ngừng run. Và trong đầu của Simpson, là một phiên tòa bất tận: ông ta thừa nhận đã “giết khoảng 25 người”.

Năm 1977, một vụ cướp cò súng đã giết chết đứa con trai 10 tuổi của Simpson. “Thằng bé chết trong tay tôi. Và khi tôi nhìn vào nó, gương mặt nó giống như một đứa trẻ mà tôi đã giết. Và tôi thốt lên: Đây là sự trừng phạt dành cho việc giết người của tôi” – Simpson nhớ lại.

Một thời gian sau, con gái của Simpson cũng qua đời vì bệnh viêm màng não. Và vào ngày 4/5/1997, ở tuổi 48, cựu binh này tự bắn vào đầu mình bằng một khẩu súng trường.

———————–

Chỉ riêng ở Quảng Ngãi, quân viễn chinh Mỹ và quân Nam Triều Tiên còn gây những vụ tàn sát tập thể đẫm máu hàng trăm, hàng nghìn người cùng một lúc ở Bình Hòa, Bình Châu, ở Khánh Giang-Trường Lệ, ở Diên Niên-Phước Bình… mà nạn nhân cũng chỉ là những thường dân vô tội. Ngay trong bom đạn chiến tranh, phóng viên người Nhật Shidưđô đã ghi lại rất nhiều hình ảnh chỉ rõ sự giết chóc, tàn phá dã man mà quân Mỹ, quân Nam Hàn gây ra trên khắp đất nước Việt Nam, sau này được in trong tập sách ảnh lớn Chiến tranh Giải phóng Việt Nam.

Ảnh 1: Đừng “thiên vị” lịch sử…. 16/3 là ngày dành cho Mỹ Lai! Nhớ vậy!

Ảnh 2: Báo The Plain Dealer số ra ngày 20/11/1969 đăng bức ảnh đầu tiên về cuộc thảm sát.

Ảnh 3: Cụ Quý, nhân chứng sống sót sau vụ thảm sát

– Tat Dat Hua –

” alt=”” aria-hidden=”true” />Hãy Công Bằng Với Lịch Sử!
” alt=”” aria-hidden=”true” />Hãy Công Bằng Với Lịch Sử!
” alt=”” aria-hidden=”true” />Hãy Công Bằng Với Lịch Sử!
” alt=”” aria-hidden=”true” />Hãy Công Bằng Với Lịch Sử!

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG