700 sinh viên bỏ trốn, mất tích, không liên lạc này thuộc cơ sở ở quận Kita của Tokyo, là 1 trong 4 cơ sở của trường Đại học Phúc lợi xã hội Tokyo ở Nhật Bản.
Hãng tin Kyodo dẫn thông tin từ trường cho biết những sinh viên trên mất tích kể từ sau các lớp dự bị hồi tháng 4-2018. Một số thị thực của 700 sinh viên trên đã hết hạn.
Trong số các sinh viên mất tích có sinh viên Việt Nam, Nepal, Trung Quốc học tại cơ sở Princes thuộc phía bắc Tokyo và đã bị đuổi học.
Trường Đại học Phúc lợi xã hội Tokyo đang phối hợp Bộ Tư pháp Nhật Bản điều tra việc các sinh viên mất tích. Ảnh NHK
Đại học Phúc lợi xã hội Tokyo được thành lập năm 2000 và hiện có bốn cơ sở. Tính đến giữa năm ngoái, trường này có khoảng 8.000 sinh viên theo học, trong đó có 5.000 người là du học sinh. Các sinh viên ngoại quốc này có thị thực để ở lại Nhật Bản học tập. Đại diện nhà trường cho biết: “Trường rất lấy làm tiếc vì xảy ra vấn đề này. Hiện trường và bộ Tư pháp Nhật đang tiến hành mở một cuộc điều tra mở rộng để tìm hiểu vấn đề. Trong thời gian tới, trường sẽ tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này.”
Trong các tài liệu thu hút sinh viên nước ngoài của trường có hứa hẹn “Giúp bạn trở thành người giàu như mơ ước”.
Cứ tưởng bỏ trốn là không ai “sờ gáy”
Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do người lao động chưa nắm được các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi bỏ trốn; cứ tưởng bỏ trốn là không ai có thể “sờ gáy” để phạt mình nữa. “Đây là một sai lầm lớn, phổ biến của du học sinh do họ không nhận thức đầy đủ. Thực tế, luật đã siết chặt trách nhiệm của họ.
Khi bỏ trốn, du học sinh sẽ bị phạt tiền 100.000.000đ khi về nước (tùy từng trường hợp).
Không chỉ du học sinh bị phạt mà người bảo lãnh cho du học sinh cũng liên đới chịu trách nhiệm (có thể là chính quyền địa phương, bố mẹ đẻ, anh chị hoặc người thân…).
Khi nhận được visa công ty đã yêu cầu bố mẹ học sinh ký hợp đồng bảo lãnh vì vậy khi du học sinh bỏ trốn công ty hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý để kiện bố mẹ người bảo lãnh chu do học sinh ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo lãnh, và bố mẹ du học sinh cũng sẽ bị truy tố về hành vi bảo lãnh cho người sang nước ngoài bất hợp pháp.
Tình trạng bỏ trốn của du học sinh tại nước ngoài gây ra nhiều hậu quả, không chỉ riêng cá nhân du học sinh, gia đình du học sinh mà cả những bạn đang háo hức, khát khao được sang học tập tại đất nước bạn đều lãnh chịu. Chính phủ nước ngoài sẽ thắt chặt hơn về an ninh, thậm chí đóng cửa vài năm nếu tình hình trong nước rối loạn mất tầm kiểm soát.
Phapluat.vn