Sunday, September 22, 2024

Luật Đặc khu và lòng dân

Xung quanh việc Quốc hội thảo luận Luật về Đơn vị hành chính đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc Khu) đang gây ra nhiều bàn cãi. Mấy hôm nay người ta nói đến chuyện LÒNG DÂN. Và cũng khá nhiều người hoan hỉ khi nói ra rằng: Cảm thấy vui vì được thấy rõ lòng dân; Người dân phản ứng bởi vì họ lo cho chủ quyền, vận mệnh của quốc gia dân tộc. Người dân Việt Nam sau những thăng trầm của quá khứ đã, đang hết sức cảnh giác trước âm mưu của “bạn vàng” “bốn tốt”. Những người này cũng cho đó là “Hồng phúc của dân tộc là chúng dân đang lo cho vận mệnh quốc gia, lo về mối an nguy bờ cõi”.

Luật Đặc khu và lòng dân

Họ (những người nói về chuyện LÒNG DÂN) cũng khuyên những người cầm cân, nảy mực, những người sẽ thay mặt người dân bấm nút để thông qua đạo luật này rằng: Lãnh đạo nước nhà cần đo lòng dân để có quyết sách phù hợp. Nếu lòng dân không thuận thì các vị cố ra luật mà làm gì. Luật hay bất kỳ chính sách nào cũng phục vụ nhân dân kia mà.

Những điều được chỉ ra hoàn toàn đúng, thậm chí trăm phần đúng. Và xem chừng sẽ chẳng có chế độ nào thù hận hay không đồng ý với những ý kiến chỉ ra. Nhưng trong câu chuyện đang được nói đến, có đến 2 điều mà hỡi những ai đang quan tâm sự việc cần biết và lưu ý:

Một là, dự luật Đặc khu vẫn đang được đưa ra xem xét. Nghĩa là nó sẽ chỉ được ban hành, thông qua nếu như có sự đồng thuận của đa số đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp đang diễn ra. Và tin chắc với một dự luật có nhiều luồng dư luận trái chiều, có ý kiến phản đối thế này thì Quốc hội, với tư cách là cơ quan lập pháp, ban hành pháp luật sẽ không thể dễ dàng ban hành dự luật này một sớm, một chiều, dù tính cần thiết với ý nghĩa là hành lang pháp lý cho việc phát triển, triển khai dự án đặc khu là điều ai cũng biết, ai cũng tỏ tường.

Hơn nữa, để yên lòng người dân thì chắc chắn rằng tới đây, Quốc hội sẽ yêu cầu cơ quan chủ trì dự luật này phải bổ sung, chặt chẽ hóa các quy định để đảm bảo rằng, dù nhà đầu tư TQ có vào đầu tư tại các đặc khu này cũng sẽ không gây phương hại đến an ninh quốc gia và chuyện toàn vẹn bờ cõi của quốc gia dân tộc. Đó là chưa nói đến, sẽ có hẳn một cơ chế giám sát theo đó để hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ có thể xảy đến.

Làm ăn kinh tế nó cũng giống như một cuộc chơi có đủ rủi ro. Chúng ta không thể vì rủi ro, vì sợ thế này thế khác mà chúng ta không tham gia cuộc chơi, chỉ đứng ngoài nhìn. Chúng ta chấp nhận tham gia cuộc chơi với một tinh thần thận trọng hơn, có cơ chế đảm bảo sẽ là điều mà Quốc hội sẽ tiếp thu và thực hiện song hành với việc ra đời Luật Đặc khu.

Điều lưu ý thứ 2, Mõ muốn nói đến đó là cơ chế cho thuê 99 năm. Thực chất như nội dung được phản ánh tại “Một là”, nó vẫn đang chỉ là dự thảo. Nếu nó quá cao và sẽ dẫn tới những nguy cơ thì có thể Quốc hội sẽ yêu cầu cơ quan dự thảo luật này bỏ cơ chế này. Thay vào đó là thời hạn cho thuê đất thấp hơn, ví như chỉ dừng lại con số tối đa 70 năm chẳng hạn.

Tuy nhiên, đứng trên đại cục mà nói thì điều này sẽ không có ý nghĩa nhiều. Bởi một khi phía đối phương có mưu đồ thì 70 năm hay 99 năm đều không thành vấn đề. Nhất là với một quốc gia có tiềm lực như TQ. Cho nên, mấu chốt vấn đề vẫn là có được một cơ chế thực sự đủ buộc chặt, đảm bảo rằng khi tham gia cuộc chơi chúng ta vẫn đủ sức kiểm soát, làm chủ tình hình – đó mới là điều quan trọng.

Do vậy, hỡi những ai đang quan tâm tới Luật đặc khu và cả những kẻ đang tru tréo nói rằng thuê đất 99 năm thì đồng nghĩa với bán nước. Các vị đang nhìn thấy một con số mà trở nên choáng ngợp mà không biết rằng, các vị đang lo cái nỗi lo trời ơi, thiếu thực tế và hết sức ngu xuẩn. Các vị hãy bỏ ngay cái thuyết âm mưu dựng ngược đang làm u mê chính tâm hồn và suy nghĩ của chính các bạn để suy nghĩ đúng hướng hơn. Chúng ta sẽ không giữ nổi một tấc đất của giang sơn gấm vóc này nếu tiềm lực kinh tế và nhiều mặt chúng ta không có. Và để cải thiện điều đó, giữ gìn giang san gấm vóc căn cơ và lâu dài thì chúng ta phải chấp nhận chính nguy cơ và đứng lên.

molang

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG