Saturday, November 23, 2024

Điều gì đằng sau cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân của ông Kim Jong-un?

Theo truyền thông Trung Quốc, trong chuyến thăm bất ngờ tới Bắc Kinh, ông Kim Jong-un đã nói rằng, Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Truyền thông Triều Tiên thường ví vũ khí hạt nhân của nước này như “thanh gươm công lý”. Bình Nhưỡng cũng thường phát hành những con tem, xây dựng các công trình tôn vinh chương trình tên lửa đạn đạo, trong khi các nhà khoa học hạt nhân được tôn vinh như những anh hùng quốc gia.

Điều gì đằng sau cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân của ông Kim Jong-un?

Trong chuyến thăm bất ngờ tới Bắc Kinh, ông Kim Jong-un đã nói rằng, Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, từ bỏ vũ khí hạt nhân có thể đồng nghĩa với sự đảo ngược hoàn toàn những tuyên bố trước đây của ông về việc phát triển chương trình này để bảo vệ an ninh đất nước.

Đặc phái viên Hàn Quốc, người từng gặp ông Kim Jong-un ở Bình Nhưỡng cũng nói rằng ông Kim Jong-un “cam kết phi hạt nhân hóa” và “bày tỏ sẵn sàng gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump càng sớm càng tốt”.

Sau cuộc gặp với ông Kim Jong-un tại Bắc Kinh, giới chức Trung Quốc cũng nói rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên cam kết phi hạt nhân hóa, mặc dù những thông tin mà truyền thông Triều Tiên đưa về chuyến thăm này không hề nhắc đến vấn đề hạt nhân.

Tuy nhiên, việc thiếu lời xác nhận công khai từ Bình Nhưỡng khiến các chuyên gia hoài nghi ông Kim Jong-un sẽ bất ngờ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân mà nước này đã phát triển hàng chục năm qua.

Sự nhượng bộ cần thiết

Các cựu quan chức Hàn Quốc, những người từng đàm phán với Triều Tiên trước đây nói rằng, việc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là điều rất khó khăn, nhưng không phải là bất khả thi, nếu Mỹ cũng có những nhượng bộ tương xứng.

Theo ông Kim Hyung-suk, người từng làm Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc từ năm 2016-2017, “nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp, các đòn trừng phạt sẽ được nới lỏng và kinh tế Triều Tiên sẽ tăng trưởng. Khi đó, người dân Triều Tiên sẽ hiểu được quyết định phi hạt nhân hóa và ngày càng ủng hộ quyết định đó một cách mạnh mẽ”.

Điều đó có thể không phải là kiểu thỏa thuận mà Tổng thống Mỹ Donald Trump hình dung ra khi ông ngồi lại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới.

Cố vấn an ninh quốc gia mới của Mỹ John Bolton mới đây nói rằng, Tổng thống Trump nên khẳng định bất cứ cuộc gặp nào với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tập trung trực tiếp vào việc làm thế nào để xóa bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng càng nhanh càng tốt.

Sự im lặng từ Bình Nhưỡng

Các chuyên gia cho rằng, việc thiếu các tuyên bố từ truyền thông Triều Tiên về cuộc gặp dự kiến giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều không phải là điều ngạc nhiên.

Ông Christopher Green, cố vấn cấp cao của Nhóm chuyên nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group) cho rằng, điều này có thể cho thấy nội bộ Triều Tiên vẫn còn đang thảo luận về cách thức đối phó với dư luận.

Với tầm quan trọng đã tuyên bố về vũ khí hạt nhân và tiền của đổ vào chương trình này, ông Kim Jong-un muốn từng bước thận trọng đảm bảo rằng, bất cứ cuộc đối thoại nào về việc từ bỏ chương trình hạt nhân sẽ không ảnh hưởng tới sự thống nhất trong nội bộ.

Từ khi trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên năm 2011, ông Kim Jong-un đã thực hiện chính sách Song hành (byungjin), vừa phát triển kinh tế vừa phát triển quân sự. Đặc biệt là từ năm 2013, các yếu tố quân sự của Triều Tiên ngày càng được củng cố. Tuy nhiên, việc Triều Tiên muốn có cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều cho thấy, Bình Nhưỡng cũng đang muốn ưu tiên phát triển kinh tế.

Ông Kim Hyung-suk nhận định, các quan chức quân sự và các giới chức chóp bu khác của Bình Nhưỡng có thể không mấy hài lòng với việc phi hạt nhân hóa. Họ nghĩ rằng, sẽ khó có thể đảm bảo an ninh của Triều Tiên chỉ với các lực lượng thông thường.

Phi hạt nhân hóa là quan điểm nhất quán?

Theo truyền thông Trung Quốc, trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Kim Jong-un khẳng định: quan điểm nhất quán của Triều Tiên là kiên định với việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, phù hợp với mong muốn của hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong Il.

Vào năm 2007, nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đó là ông Kim Jong-il cũng từng khẳng định với đối tác Hàn Quốc rằng ông “không có ý định sở hữu vũ khí hạt nhân”. Tuy nhiên, cho tới nay Triều Tiên vẫn công khai theo đuổi chương trình hạt nhân của nước này.

Trong cuộc gặp với giới chức Trung Quốc, ông Kim Jong-un nhấn mạnh vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có thể được giải quyết, nếu Hàn Quốc và Mỹ thể hiện thiện chí với những nỗ lực của Triều Tiên, tạo bầu không khí hòa bình và ổn định, đồng thời tiến hành các giải pháp đồng bộ và tiến bộ nhằm kiến tạo nền hòa bình.

Lịch sử của các cuộc đàm phán thất bại với Bình Nhưỡng có thể khiến nhiều nhà quan sát, trong đó có cả nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ trước đây, ông Evans Revere, hoài nghi rằng, các cuộc đàm phán sắp tới có thể đem lại kết quả khác biệt.

Trong các cuộc đối thoại, Triều Tiên đã nói là họ có thể xem xét từ bỏ kho vũ khí hạt nhân nếu Mỹ rút các binh sỹ khỏ
i Hàn Quốc, đồng thời rút cả “chiếc ô hạt nhân” khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, đây lại là điều mà Washington cảm thấy “không thể chấp nhận được”.

Theo ông Michael Madden, một chuyên gia về Triều Tiên của website 38 North thuộc đại học Johns Hopkins, ông Kim Jong-un dường như đang tìm kiếm một cách tiếp cận lâu dài, và “vẹn cả đôi đường”. Bởi dù có thực sự từ bỏ vũ khí hạt nhân, thì quá trình này sẽ phải mất tới 10 năm mới có thể hoàn toàn trở thành hiện thực./.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG