Bình luận và trả lời cho câu hòi: “Quan hệ giữa Vatican và nhà cầm quyền VN được cải thiện?”, Lm Dòng chúa cứu thế Đinh Hữu Thoại (FB Thoai Huu Dinh) cho hay: “Theo tôi nhận thấy thì thật ra các cuộc thăm hỏi qua lại gần đây tương đối đều đặn, có nghĩa là không gặp cản trở nào. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là chất lượng, kết quả của những buổi làm việc đó có mang lại ích lợi cho giáo hội địa phương hay không. Điều này mới là quan trọng.”
Xung quanh vấn đề này, Đài á châu tự do cũng cho biết thêm: “Một số các linh mục ở Việt Nam mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc cũng chia sẻ có đồng quan điểm với Linh mục Đinh Hữu Thoại. Các vị linh mục này nhấn mạnh rằng những cuộc gặp gỡ giữa Vatican và Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua hầu như cũng còn mang tính hình thức và những vướng mắc giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam với Chính quyền Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi theo chiều hướng tốt hơn”.
Dưới góc độ một người quan sát và theo dõi khá kỹ về tình hình tôn giáo Việt Nam (trong đó có đạo Công giáo) với chính quyền và mối quan hệ giữa Tòa thánh – nhà nước. Tôi cho đó là một bình luận khá đầy đủ và chuẩn xác. Có điều hiểu theo chiều hướng tích cực và thiện chí hơn.
Theo đó, giữa nhà nước và Tòa thánh Vatican liên tục có những cuộc tiếp xúc lẫn nhau ở nhiều cấp, phương diện. Có khi đó là chuyến thăm làm việc của 1 lãnh đạo Việt Nam (ông Tổng bí thư, chủ tịch nước hoặc thủ tướng) tới Vatican; cũng có khi chuyến viếng thăm chỉ là của cơ quan ngoại giao hàm thứ trưởng. Tuy nhiên, có thể thấy, những cuộc viếng thăm đó đa phần do nhà nước Việt Nam chủ động, nhất là những chuyến thăm cấp cao. Và cho đến nay, Giáo hoàng dù đã viếng thăm rất nhiều nước tại Châu Á, thậm chí là Đông Nam Á (mới đây Giáo hoàng Phanxi cô đã có chuyến thăm Myanma, Philippin…) nhưng Việt Nam chưa thể là điểm đến của Giáo hoàng dù Hội đồng Giám mục Việt Nam và cộng đồng dân chủ tại Việt Nam đã nhiều lần có văn thư thỉnh cầu Giáo hoàng đến thăm Việt Nam???
Từ cách hiểu này, có thể thấy, về cơ bản Tòa thánh vẫn còn mặc cảm ít nhiều và thay vì cởi mở thì họ khá dè dặt, chưa muốn tiến triển quan hệ giữa hai bên. Những chuyến thăm của cơ quan ngoại giao Tòa thánh tới Việt Nam hay đàm phàn hỗn hợp vì thế cũng chỉ là hình thức và lấy lệ chứ chưa hướng tới những mối quan hệ căn cơ và lớn hơn. Đó cũng là lí do cho đến nay, quan hệ hai bên vẫn chỉ dừng ở hình thức đặc phái viên không thường trú mà chưa nâng lên thành thường trú và xa hơn là thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ cấp đại sứ????
Đặc biệt, mới đây không hiểu có phải vì “buồn lòng” về mối quan hệ này không mà Tòa thánh tiếp tục có những động thái thiếu tích cực khác. Vị Tổng Giám mục đặc phái viên của Tòa thánh tại Việt Nam – ông L. Girelly đã được thuyên chuyển sang nhận nhiệm vụ sứ thần tòa thánh tại Trung Đông. Cương vị Đặc phái viên không thường trú Tòa thánh tại Việt Nam vẫn chưa có ai đảm nhiệm (????).
Trong quá khứ, quan hệ Tòa thánh và nhà nước Việt Nam đã trải qua những thăng trầm nhất định. Nhưng xin thưa đó là vấn đề của qúa khứ và với những điều đang diễn ra ở hiện tại thì cần được tiếp diễn. Song bằng cách này, hay cách khác những điều như thế vẫn đang diễn ra một cách thiếu tích cực, khơi lại những điều không hay. Và không hiểu có phải vì điều này không nhưng ở Việt Nam hàng ngày, hàng giờ vẫn còn đó một bộ phận chức sắc cực đoan (trong đó có hàng Giám mục) đang ấp ủ những điều mà theo nhận định của giới chức trong nước là rắp tâm bán giang sơn cho ngoại bang; chứa chấp, dung dưỡng những thành phần chống đối và tiếp tay cho những kẻ bên ngoài can thiệp vào nội bộ Việt Nam.
Qua tìm hiểu thì đã rất nhiều lần, trong các chuyến thăm, làm việc và đàm phán hỗn hợp giữa 2 bên, những vấn đề này được giới chức Việt Nam đề cập và đề nghị Tòa thánh có động thái nhắc nhở, hướng lái đường hướng mục vụ của cộng đồng dân chúa Việt Nam. Tuy vậy thay vì đáp ứng để tiến tới những điều tốt đẹp thì Tòa thánh đang đứng về số chức sắc cực đoan. Chính thái độ lừng chừng, thiếu quyết liệt với cái xấu nên số chức sắc này càng được lướt làm tới, gây ra không ít những điều thị phi. Và đương nhiên, điều đó khiến cho mối quan hệ giữa tòa thánh và nhà nước Việt Nam đi vào ngõ cụt và không có thêm tiến triển nào!
Do đó, thiết nghĩ, khi đã nhận thức được những điều này thì nên chăng bằng kênh truyền tin của Giáo hội, những Lm như Đinh Hữu Thoại và số Lm đồng thuận với quan điểm này như thông tin của Đài á châu tự do nên có những cuộc vận động thực sự để xua tan sự u ám trong mối quan hệ này. Để giữa Tòa thánh và nhà nước Việt Nam có những đồng thuận về quan điểm và cách thức giải quyết các vấn đề nổi lên. Có thể mối quan hệ hai bên mới thực sự tiến triển và giáo hội Công giáo Việt Nam mới thực sự được lợi từ mối quan hệ này.
Theo molang