Saturday, April 27, 2024

Hãy trách những kẻ diễn trò

Một nhà báo hiện đang tác nghiệp tại Quảng Bình có Fb tên Dương Phong đã viết như sau về cảnh nhảy nhót trước tượng đài Lý Thái Tổ nhân kỷ niệm 39 năm chiến tranh biên giới phía Bắc như sau: “Người ta nhảy nhót vui đùa dưới tượng đài tiền nhân ngay ngày Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc vào 39 năm trước. Người ta nhảy nhót khi hàng vạn đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến vệ quốc chống lại giới cầm quyền phản động Trung Quốc. Họ mái đầu đã hai thứ tóc, làm sao có thể để người đời xem thường đến thế. Cốt nhục đồng bào cũng là máu đỏ da vàng, xương cốt hy sinh trong cuộc vệ quốc đó cũng là từ bách tín hiển hách sinh ra. Làm sao họ có thể nhảy nhót xú uế đến thế. Lẽ nào cụ Lý Thái Tổ để yên về mặt tâm linh”.

Hãy trách những kẻ diễn tròHãy trách những kẻ diễn trò

Mõ không phản đối nhưng cũng không có ý chửi rủa những người đã đến, có mặt và nhảy nhót trước khu tượng của một vị anh hùng dân tộc.

Về lí do xin được vắt tắt như sau:

1. Hãy đừng đồng hóa khu tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) là khu tâm linh. Bản chất ở đây là một công viên văn hóa, việc dựng tượng anh hùng Lý Thái Tổ không ngoài mục đích tri ân (tương tự như khu tượng đài Quang Trung, Đống Đa). Mà đã là công viên thì mục đích chính của nó vẫn là phục vụ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí. Còn khu tâm linh, nơi thờ phụng anh hùng Lý Thái Tổ đã có hẳn một công trình đàng hoàng tại Bắc Ninh – khu vực Đền Đô. Việc nhảy nhót vì thế là lẽ thường và cần được tôn trọng. Đừng thổi phồng tính chính trị của nó đến quá đáng.

2. Mõ công nhận, việc một nhóm người ra nhảy là bất thường và trước đó họ không đến đó để nhảy mà họ đến những nơi kín đáo hơn, ít sự chú ý hơn. Nhưng hãy khoan trách họ, bởi họ dù sao cũng là những người hành xử vào cái thế bất đắc dĩ (là Mõ đoán thế).

Nghĩa là họ đến nhảy và chiếm lấy cái không gian để những kẻ nhân danh kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc không có nơi để diễn trò như những ngày này năm trước. Họ ý thức và biết trước điều đó sẽ xảy ra nên đã chủ động có biện pháp ngăn chặn gián tiếp (chiếm sàn diễn). Và điều đó không kéo dài mà chỉ diễn ra đúng vào ngày này. Cho nên, xét về mặt tâm linh hay văn hóa gì đó thì nó đều không có vấn đề.
Hãy dành chút thời gian để tầm soát, tìm kiếm xuất xứ bức ảnh trên Google thì sẽ thấy nó xuất hiện sớm nhất với những tiêu đề, lời dẫn kích động “điệu nhảy của quỹ” là từ các trang phản động, đối lập hoặc bất mãn cá nhân như Dân Làm báo, Việt Tân, Nhật Ký Yêu nước, Tễu blog (Nguyễn Xuân Diện), FB Nguyễn Thông, Xứ Đoài mây trắng (Chu Mộng Long), một số trang phát thanh hải ngoại… và chia sẻ của các Facebooke tay nhanh hơn não.
3. Mõ không đồng ý cái lối chụp mũ, nhảy ở đó là không tôn trọng vong linh những người đã hy sinh, đã thiệt mạng trong cuộc chiến biên giới 17/2. Đang ngày lễ tết họ có quyền được nhảy, được hát hò vì cái đó không liên quan gì đến chủ đề chiến tranh biên giới (không có cái băng rôn nào của họ nói họ nhảy nhân ngày 17/2 cả).
Hơn thế nữa, nếu cứ suy luận, gán ghép kiểu này thì dân tộc Việt, với 4000 năm lịch sử đau thương còn rất nhiều sự kiện đau thương khác sẽ không có lấy một ngày vui. Đã có biết bao lần giặc phương Bắc xâm lăng tràn qua biên giới, ngày giặc Pháp đổ quân xâm lược Nam bộ,  Mậu Thân năm 1968, nạn đói năm Ất Dậu rồi Khâm Thiên, Sơn Mỹ… sẽ làm cả dân tộc không còn được bắn pháo hoa mừng xuân!
Việc gì ra việc đó, không ai quên cuộc chiến tranh ấy, không ai vong ân những người đã hy sinh vì chủ quyền đất nước và không ai bị tước bỏ sự lạc quan, niềm vui đón tết, đón xuân.

Có trách thì hãy trách những kẻ đang diễn trò, lấy sự hi sinh, mất mát của quá khứ để kiếm chác. Đó mới là những kẻ có tội và đáng nguyền rủa.

Mõ Làng

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG