Trong lá đơn gửi tới TAND huyện Diễn Châu, Nghệ An đề nghị được làm chứng tại phiên tòa của Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong (phạm tội chống người thi hành công vụ và lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm…) đề ngày 15.1.2018. Ở phần đầu Linh mục Nguyễn Đình Thục viết: “Tôi được biết, Toà án nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với anh Hoàng Đức Bình về các tội “chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điểm c, điểm d khoản 2 điều 257 và khoản 2 điều 258 của Bộ luật hình sự và anh Nguyễn Nam Phong về tội “chống người thi hành công vụ” theo điểm d khoản 2 điều 257. Phiên toà mở sáng 25/1, tại Toà án tỉnh Nghệ An”.
Lá đơn của Linh mục Nguyễn Đình Thục (Nguồn: FB).
Tiếp sau phần đặt vấn đề này, Linh mục Thục đã tiếp tục xác nhận vai trò của Bình và Phong trong sự việc ngày 14.2.2017 khá chi tiết: “Tôi là người có trách nhiệm trực tiếp giúp đỡ bà con giáo dân Song Ngọc kiện Formosa, theo sự hướng dẫn của Ban hỗ trợ các nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh. Do vậy, anh Hoàng Đức Bình chỉ là người cộng tác giúp tôi trong công việc nầy; anh Nguyễn Nam Phong đi cùng với tôi để lái xe giúp tôi mỗi khi tôi mệt hoặc cần làm công việc khác”.
Đồng thời cho biết, hành vi của Bình và Phong là do mình chỉ đạo: “Là chủ nhân chiếc xe mang biển số 37A – 27724, lúc giao xe cho anh Phong chạy, tôi yêu cầu anh phải đảm bảo an toàn cho người trong xe. Lúc xe bị bắt, tôi đã gọi điện yêu cầu anh Phong không được mở cửa xe, để bảo vệ hai nữ tu và giáo dân của tôi ở trong xe khỏi bị đàn áp.
Việc anh Phong không mở cửa xe vừa là thực hiện theo yêu cầu của chủ xe, vừa là lương tâm và trách nhiệm của một tài xế, thể hiện lòng can đảm bảo vệ những người trong xe. Việc làm nầy hoàn toàn vô tội và đáng khen ngợi”.
Và theo cách nói của Linh mục Thục thì có thể suy ra: Nếu như Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong có tội thì đương nhiên Linh mục Thục cũng có tội. Đó là cái lí để nói rằng với lá đơn của mình, Linh mục Thục đang lạy ông tôi ở bụi này. Nó cũng là chi tiết củng cố thêm tội trạng của Linh mục này như truyền thông nhà nước đã khẳng định bấy lâu nay.
Ở cuối lá đơn, Linh mục này còn tiến thêm một bước nữa khi đề xuất Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu được tham dự phiên toà với tư cách là người làm chứng. Nhiều người đó là một hành động liều lĩnh của Linh mục Thục, bởi với những gì đã xác nhận ở trên thì không loại trừ cơ quan chức năng Nghệ An sẽ bắt giữ luôn để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Và với cá nhân Lm này thì đó là hành vi mạo hiểm và liều lĩnh.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là một góc nhìn, chứ chưa phải là tất cả. Bởi, xin thưa, đó mới chỉ là đề xuất của Linh mục Thục trên giấy tờ và được đến hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và thái độ của TAND huyện Diễn Châu. Trong khi đó, theo quy định thì gần như điều đó là không thể.
The đó, để thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng thì trước hết người đó phải thực hiện việc khai báo với cơ quan điều tra; lời khai báo đó phải được xác thực và đưa vào hồ sơ trước khi chuyển viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn và đưa ra xét xử công khai. Lm Thục chưa thực hiện điều này nên đương nhiên cửa cho ông ta tới Tòa để thực hiện người làm chứng là không thế.
Và tin chắc ông ta hiểu và biết điều đó. Nhưng ông ta vẫn đề nghị. Âu đó cũng là cách để ông ta nói với người nhà, cá nhân Bình và Phong rằng, ông ta không bỏ rơi họ và đồng hành với họ. Với lá đơn đó, Linh mục Thục đã ít nhiều thể hiện được điều này, còn chuyện đến được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Cho nên công bằng mà nói thì lá đơn và lời đề nghị của Linh mục Thục mang nhiều ý nghĩa biểu trưng hơn là ý chí thực tế.
Chiềng Chạ