Thursday, March 28, 2024

Bồi thường đối với sự cố xảy ra trong tiêm chủng là một chính sách nhân văn

Tiêm chủng hiện nay là giải pháp chiến lược để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Tuy vài người còn e ngại nhưng thực tế, sự cố xảy ra trong tiêm chủng là cực kỳ hy hữu. Trường hợp có sự cố không mong muốn thì nhà nước sẽ đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường cho người dân để mọi người có thể yên tâm. Nhưng cái gọi là “Luật khoa tạp chí” thì có vẻ không muốn mọi người “yên tâm”.

Bồi thường đối với sự cố xảy ra trong tiêm chủng là một chính sách nhân văn

Trong một bài viết mới đăng trên Luật khoa tạp chí, tác giả Trịnh Hữu Long đưa ra nhiều diễn giải ngụy biện lòng vòng nhưng có thể tóm tắt lại thành 3 ý chính. Thứ nhất, chính sách bồi thường sau tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP còn thiếu sót. Thứ hai, mức bồi thường theo nghị định 104 thấp hơn mức quy định trong Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13. Thứ ba, hô hào người dân khi cần bồi thường nên kiện Nhà nước ra tòa, dù chính tác giả thừa nhận “WHO và nhiều nước, trong đó có New Zealand áp dụng cơ chế bồi thường không cần chứng minh lỗi. Theo đó, nạn nhân chỉ cần yêu cầu nhà nước (cụ thể là các cơ quan hành pháp) xác định xem nguyên nhân gây tai biến có phải do tiêm vaccine hay không, nếu có thì được bồi thường”.

Điểm chung trong 3 lập luận ngụy biện này có thể thấy rất rõ, đó là Luật khoa muốn áp dụng cơ chế bồi thường do tai nạn tiêm chủng tương tự như cơ chế bồi thường thiệt hại quy định trong Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 vốn dành cho tội phạm. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 584, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 đã ghi rõ là dành cho “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Đó là lý do tại sao Luật khoa muốn xúi giục những nạn nhân không may bị sự cố tiêm chủng phải đi “kiện” Nhà nước chứ không áp dụng cơ chế bồi thường không cần chứng minh lỗi, “như WHO và nhiều nước trong đó có New Zealand đang áp dụng”. Và cũng vì thế họ “đòi” phải áp dụng mức bồi thường giống trong Bộ luật dân sự là “lên tới 100 tháng lương cơ sở”. Nội việc so sánh đã cho ta thấy Luật khoa “hiểu” luật đến đâu, và muốn áp dụng luật theo kiểu gì.

Cần biết tiêm chủng chống dịch là hoạt động tiêm chủng miễn phí do Nhà nước tổ chức. Bản chất của tiêm chủng như vậy là để bảo vệ người dân và luôn luôn là tự nguyện. Tuy nhiên, Nhà nước với vai trò chăm sóc, bảo vệ người dân đã đứng ra nhận trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ nếu có sự cố tiêm chủng để người dân được yên tâm. Có hai trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm: Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật và Người được tiêm chủng bị tử vong. Người bị thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở, được bồi thường chi phí khám chữa bệnh và thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút. Thân nhân của người bị tử vong do tiêm chủng được bồi thường chi phí khám, chữa bệnh; chi phí mai táng bằng 10 tháng thương cơ sở; được bù đắp tổn thất về tinh thần là 100 triệu đồng; được bồi thường về các khoản thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút. Ngoài ra, nếu sau khi tiêm vaccine gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng có thể đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Hãy so sánh với mức bồi thường thiệt hại do tiêm chủng tại Việt Nam với Singapore, một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Singapore không gọi đây là bồi thường, mà là “financial assistance” (hỗ trợ tài chính), cụ thể như sau: Khoản thanh toán một lần lên đến 10.000 đô la sẽ được trao cho những người gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng về mặt y tế, đã phải nhập viện và cần chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc phụ thuộc cao, nhưng sau đó đã hồi phục. Những người bị thương tật nặng vĩnh viễn hoặc chết do tiêm chủng sẽ được nhận một khoản tiền duy nhất là $ 225,000. Những người gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng cũng có thể tiếp tục nhận được hỗ trợ thông qua bảo hiểm. Không bàn về số tiền hỗ trợ do điều kiện và đặc thù mỗi nước, có thể thấy các điều khoản bồi thường/hỗ trợ tài chính của Singapore và Việt Nam là khá tương đồng.

Dù điều kiện của Việt Nam còn nhiều khó khăn, dân số đông hơn nhiều nước khác nhưng Chính phủ đã rất nỗ lực để bảo vệ người dân chống dịch bệnh Covid-19. Mọi người được theo dõi, điều trị miễn phí nếu chẳng may nhiễm bệnh (nhiều trường hợp phải cấp cứu có chi phí rất cao), tiêm vaccine miễn phí và nếu có sự cố tiêm chủng cũng được hỗ trợ bồi thường một khoản không nhỏ. Do đó, mọi người có thể an tâm thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách của Nhà nước, chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Còn với Luật khoa tạp chí, qua cái cách suy diễn, so sánh việc hỗ trợ tài chính do sự cố tiêm chủng với bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra, rồi xúi giục người dân đi kiện Nhà nước thì ta đã quá rõ về trình độ luật học bậy bạ của họ, và mục đích thực sự của họ là gì.

An Diễm

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG